Khớp nhân tạo là các vật tư y tế cấu tạo từ vật liệu sinh học, kim loại... được dùng để thay thế khớp tự nhiên của cơ thể đã bị hư ꦗhại do thoái hóa, chấn thương, bệnh ung bướu... Với phẫu thuật này, bác sĩ cắt bỏ phần đầu xương đã hư hỏng và tái tạo bằng vật liệu nhân tạo. Từ đó, bảo vệ và tránh các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau khi chuyển động, người bệnh không còn đau đớn, phục hồi khả năng vận động. Phẫu thuật thay khớp thường được dùng cho khớp vai, khớp gối và khớp háng.
ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng qu🅺át, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các yếu tố về 🧸chất liệu khớp, tập luyện phục hồi, dinh dưỡng giúp tăng tuổi thọ khớp nhân tạo.
Kỹ thuật mổ và loại khớp
Tùy ✅chất lượng, vị trí mà khớp nhân tạo 🍸có thể có tuổi thọ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các khớp này có thể hoạt động tốt sau 15-20 năm, thậm chí lâu hơn nếu người bệnh có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Tùy vào mức độ tổn thương, chất lượng xương, độ tuổi cũng như nhu cầu vận động, bác sĩ lựa chọn kỹ thuật mổ, loại khớp phù hợp với từng người bệnh. Bác sĩ Học cho biết một số loại khớp có tuổi thọ cao như khớp gối Ultra congruent, có mảnh✃ nhựa trong khớp gối dày phía trước hơn, nhờ đó hạn chế hao mòn và tăng cường sự ổn định cho khớp. Hoặc khớp háng bằng sứ Ceramic On Ceramic có độ cứng cao hơn, tỷ lệ bào mòn thấp. Do đó, thời gian sử dụng có thể lên đến 30 năm, thậm chí lâu hơn.
Một số loại khớp háng, kỹ thuật mổ hiện đại khác giúp tăng tuổi thọ khớp nhân tạo, tăng khả năng vận động và giảm các biến chứng sau mổ nhưℱ khớp PS, khớp Medial Pivot, đường mổ SuperPath, đường mổ ABMS...
Phục hồi chức năng và tái khám định kỳ
Những tác nhân vật lý như tia laser, sóng xung kích, các loại máy móc thiết bị chuyên dụng và các bài 🦄tập thể chất được thiết kế riêng giúp người bệnh đẩy nhanh tốc độ hồi phục, kéo dài tuổi thọ khớp nhân tạo.
Tại Bệnh viện Tâm Anh, người bệnh được kiểm tra liên tục với hệ thống máy móc hiện đại như robot Dyneelax đánh giá tình trạng sức khỏe dây chằng, khớp gối🐟; dàn máy Tergumed 710 hỗ trợ tập luyện và kiểm tra đánh giá lực trục thân, dùng cho người bệnh sau phẫu thuật cột sống; hệ thống radio trúng đích giúp giảm đau hiệu quả...
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám với các cột mốc gồm một tháng, hai tháng, ba tháng và 6 tháng. Sau đó, duy trì tái khám mỗi năm 1-2 lần. N🔯hờ đó, bác sĩ kịp thời phát hiện các bất thường (nếu có) và nhanh chóng xử lý, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tập thể dục phù hợp
Sau khi thay khớp, người bệnh có thể sinh hoạt và chơi thể thao trở lại. Tuy nhiên, tùy hình thức và tình trạng thay khớp mà có thời gian quay lại vận động phù hợp. Không phải tất cả môn thể thao hoặc bài tập thể dục đều phù hợp. Vận động quá sớm hoặc quá mức có thể làm cho sụn khớp nhân tạo nhanh bị mài mòn, giảm tuổi thọ khớp. Để tìm ra hình thức vận động phù hợp, người bệnh 🍸nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ phục hồi chức năng.
Tập thể dục còn giúp duy trìꦡ cân nặng phù hợp, giảm áp lực đè nặng lên xương khớꦕp, tăng tuổi thọ khớp nhân tạo.
Dinh dưỡng khoa học
Sau khi thay khớp, hệ xương khớp vẫn tiếp tục suy giảm chất lượng do sự thoái hóa tự nhiên của cơ theo thời gian. Vì vậy, dù khớp nhân tạo không cꦿần bổ sung dinh dưỡng, người bệnh vẫn cần ăn uống khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, collagen... Nhờ đó, kiểm soát được sự mất𓄧 xương, nhất là ở phần xương xung quanh khớp nhân tạo. Phần xương này chịu trách nhiệm giữ khớp ở đúng vị trí, giúp cơ thể khôi phục khả năng vận động như bình thường.
Khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định, hạn chế mất xương. Nhờ đó, người bệnh còn 🧸đủ khối lượng xương để thay khớp lần sau (nếu cần thiết) mà không cần ghép xươn🐼g hoặc phải sử dụng các thiết kế khớp bù xương khác đắt tiền hơn.
Theo bác sĩ Học, là tiến bộ trong điều t🌺rị các vấn đề về cơ xương khớp, giúp người bệnh tránh nguy cơ tàn phế, khôi phục khả năng vận động. Để thay khớp nhân tạo thành công và kéo dài thời gian sử dụng, người bệnh cần chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế biến chứng.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |