Trả lời:
Thꦡoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp bị mài mòn, khiến xương ở các khớp cọ xát với nhau khi chuyển động; gây đau, sưng, cứng, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thàꦗnh các gai xương ở vùng đầu gối.
Trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ và vừa, người bệnh được điều trị bảo tồn bằng cách kết hợp các phương pháp như dùng thuốc, tiêm thuốc, tập vật lý trị liệu... Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, bác꧙ sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. Lúc này, bạn nên tuân thủ chỉ định điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc, thậm chí là tàn phế.
Hiện nay có hai kỹ thuật chính trong thay kh💖ớp g🍨ối là theo trục cơ học và động học.
Thay khớp gối theo trục cơ học là kỹ thuật phổ biến, được áp dụng trong thời gian dài. Người bệnh sau thay khớp có kết quả phục hồi chức năng tốt về mặt cơ học. Tuy nhiên, những kỹ 🎐thuật này chủ yếu khôi phục chức năng gấp duỗi chân là chính. Vì vậy, một số người bệnh cho biết vẫn cảm thấy đau, lỏng gối và hạn chế vận động.
Thay khớp gối theo trục động học là phương pháp tiên tiến hơn khi có thêm chuyển động xoay. Lúc này, khớp gối nhân tạo giống khớp gối tự nhiên hơn về chức năng và độ cong của trục chân. Nhờ đó, ngoài khả nă🧸ng gấp duỗi, khớp gối nhân tạo còn có thể xoay trong và xoay ngoài, tăng sự linh hoạt. Người bệnh có thể khôi phục hình dáng chân và dáng đi, thực hiện những chuyển động như co duỗi, đi lại... như khớp tự nhiên. Bên cạnh đó, khớp gối nhân tạo gióng trục động học còn có ưu điểm ít hao mòn, kéo dài tuổi thọ khớp hơn.
Tùy theo mức ꦫđộ thoái hóa khớp, tình trạng cũng như nhu cầu vận động, bạn sẽ được chỉ định thay khớp gối theo kỹ thuật phù hợp.
ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Lưu
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |