Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết các loại nước ép trái cây có múi (cam, bưởi, quýt), ổi, lựu, lê, táo, cà chua và quả mọng (dâu tây, việt quất, phúc bồn tử) chứa ít đường, chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn 70 và tải lượng đường huyết thấp (GL) hơn 20. Những loại đồ uống này cũng ít ca💝rbohydrate, hỗ trợ người bệnh đái tháo đường cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát mức đường huyết.
Dùng cá🐓c loại nước ép trái cây hợp lý giúp người bệnh bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, tăng cường chức năng thận, kháng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nước ép bưởi giúp người bệnh đái tháo đường ngăn ngừa sớm các biến chứng tim mạch bằng🏅 cách giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần, chất béo trung tính (triglycerides) và cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) trong máu. Bưởi hỗ trợ làm giảm lipid máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ hoàn๊ toàn cholesterol từ thực phẩm vào trong cơ thể.
Nước ép cam có GI là 43. Người bệnh đái tháo đường uống nước cam ít làm tăng lượng đường trong máu hơn so với các loại trái cây có GI cao, như dưa hấu là 72. Cam cò🤪n chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa naringenin, hỗ trợ điều hòa đường huyết bằng cách làm giảm quá trình sản xuất glucose ở gan, gia tăng độ nhạy insulin của tế bào, thúc đẩy quá trình sản sinh insulin ở tuyến tụy.
Nước ép táo giàu quercetin, hỗ trợ bảo vệ thận và làm chậm các tổn thương thận thường gặp ở người đái tháo đường. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì ꦚngười đồng mắc cả đái đường type 2 và bệnh thận có nguy cơ tử vong do bệnh tim🌊 hoặc đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người chỉ bệnh đái tháo đường hoặc người không mắc bệnh này.
Nước ép lê 🌸giàu chất chống oxy hóa anthocyanin, góp phần cải thiện độ nhạy cảm với insulin và tăng cường khả năng hấp thụ glucose ở các mô cơ và mỡ. Từ đó cải thiện tình trạng kháng insulin ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Nước ép lựu có punicalagin, tannin, anthocyaꦫnin, axit ellagic, gallic, oleanolic, ursolic, uallic, có tác dụng giảm căng thẳng oxy hóa và quá trình oxy hóa🐻 của chất béo (lipid peroxidation), góp phần cải thiện bệnh đái tháo đường type 2.
Nước ép ổi chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 3-5 lần hàm lượng vitamin C có trong cam. Qua đó giúp người bệnh đái tháo đường giảm hạ thấp đường huyết lúc đói, cũng như lượng triglyceride🌼s và cholesterol trong cơ thể. Bổ sung nước ép ổi hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa sớm các biến chứng tim mạch có thể xảy ra cho người bệnh đái tháo đường.
Nước ép cà chua giàu lycopene, một hợp chất chống ox🔯y h💯óa thuộc nhóm carotenoids, làm giảm đáng kể mức đường huyết và gia tăng nồng độ insulin. Chất lycopene góp phần ngăn ngừa tổn thương oxy hóa, hỗ trợ người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nước ép các loại quả mọng (dâu tâ📖y, việt quất, phúc bồn tử...) chứa GI thấp là 40 và GL dưới 5. Hàm lượng phenolic acids và flavonoids - hai nhóm hợp chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại quả mọng, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thu glucose ở ruột, kích thích, bảo toàn chức năng tiết insulin ở tuyến tụy. Chúng cũng điều chỉnh sự giải phóng glucose ở gan và giảm mức độ kháng insulin của tế bào🌄.
Bác sĩ Tùng lưu ý quá trình ép trái cây có thể làm mất đi phần lớn chất xơ tự nhiên, khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ đường glucose và carbohydrate, từ đó làm tăng đường huyết nhanh hơn so với việc ăn trái cây thô. Người bệnh đái🌃 tháo đường không nên uống quá nhiều nước ép trái cây cùng một lúc hoặc uống sát giờ ăn. Đồng thời, không nên uống thêm với đường, nên dùng đường dành cho người đái tháo đường hoặc theo tư vấn của bác sĩ.
Người bệnh nên thường xuyên kiểm soát , uống thuốc theo toa và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Nên đi khám din𒅌h dưỡng để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp nhằm quản lý tốt đưᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚờng huyết và cân nặng, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Trường Giang
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |