Trái cây là một trong những thực phẩm tự nhܫiên lành mạnh nhất, không chỉ ngon miệng mà còn đem lại lợi ích về sức khỏe. Trái cây giúp giảm cân, ngăn ngừa tăng cân; giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường và bệnh tim; hạ huyết áp; giảm mức đường huyết; ngăn ngừa rối loạn lipid máu; giảm tỷ lệ tử v🐻ong do mọi nguyên nhân.
Một phân tích tổng hợp dựa trên 350 nghiên cứu khác nhau t𒁏rên thế giới đã xác định ảnh hưởng của việc ăn nhiều trái cây. Kết quả cho thấy những người thường ăn 800 g trái cây mỗi ngày hoặc 10 khẩu phần 80 g có khả năng giảm nguy cơ gặp bất lợi về sức khỏe đáng kể. Nếu dung nạp 200 g trái cây và rau củ mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim: giảm 8% nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, nên bổ ꦏsung nguồn cung cấp vitamin C như táo, lê, rau lá xanh, cà rốt và khoai lang vào khẩu phần ăn.
Đột quỵ: nguy cơ mắc bệnh giảm 16%, nên bổ s🎐ung táo, lê, cam, quýt, rau lá xanh và dưa chua.
Bệnh tim mạch nói chung: giảm 8% nguy cơ mắc bệnh, nên bổ sung táo, lê, cam, quýt, cà rốt và các loạ�🌄�i rau khác...
Ung thư: Giảm 3% 🐽n��guy cơ mắc bệnh, nên bổ sung các loại rau họ cải.
Ngoài ra, ăn trái cây tươi còn hữu ích troܫng việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường cũng như giảm nguy cơ mắc một số biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận h🐻oặc bệnh võng mạc đái tháo đường xuống 28%. Tất nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau quả không phải là "chiếc đũa thần" giúp bệnh tật biến mất. Tuy nhiên, thực phẩm này là một trong những nguồn thức ăn tốt nhất không làm hại cơ thể.
Bên cạnh đó, vi꧒ệc duy trì hoạt động thể chất, không sử dụng những thứ có hại như thuốc lá, rượu bia,... sẽ giúp bạn có khả năng sống lâu, khỏe mạnh hơn.
Tóm lại, việc tăng cường lượng trái cây ăn trong khẩu phần ăn hiếm khi gây nguy hiể🐽m cho sức khỏe, ngược lại là mang lại một loạt lợi ích. Điều này đúng khi dung nạp trái cây ở dạng tự nhiên, bất kể lượng đường huyết của từng loại trái cây đó.
Thanh Quỳnh (Theo Medical News)