Có rất nhiều người quan niệm "khách hàng là thượng đế, là người bỏ tiền ra để mua sản phẩm nên ở một vị t🍷hế cao hơn người bán". Cá nhân tôi cho rằng mỗi bên (mua♔ và bán) đều sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.
Nไgười mua được người bán đáp ứng nhu cầu cá nhân (ví dụ bạn đang đi đường mà xe bị hết xăng, người bán xăng sẽ giúp bạn đỡ phải dắt bộ). Ngược lại, người bán nhờ có người mua mà tiêu thụ được hàng, kiếm được lợi nhuận (ví dụ chủ cây xăng nhờ có bạn mua mà bán được hàng, có tiền chi phí cho thuê mặt bằng, nhân viên và có một phần lợi nhuận...).
Ngày xưa, khi chưa có tiền tệ, hai bên đem các món đồ của mình đi trao đổi. Khi đó, cả hai bên đều vừa là bên mua, cũng vừa là bên bán, mỗi bên đều có những tiêu chí riêng của mình. Người ta hay nói rằng "thuận mua, vừa bán". Bên mua có quyền không mua, bên bán cũng có quyền kꦬhông bán nếu không thống nhất được mức giá, dịch vụ.
Từ những phân tích trê🐬n, chúng ta nhận thấy: người mua và người bán là quan hệ ngang hàng. Hai bên là đối tác của nhau, cùng có lợi. "Khá𒅌ch hàng là thượng đế" chỉ là cách ví von để khuyên những người bán hàng phải biết tôn trọng, chiều lòng khách hàng, để qua đó có thể bán được nhiều hàng hơn. Chứ không phải bảo rằng người mua có quyền thích làm gì thì làm.
Với người mua hàng, chúng ta nên coi mình và người bán là đối tác, hai bên cùng có lợi. Ví dụ vào quán ăn đông khách, nhà hàng không phục vụ kịp, chúng ta không thể lớn tiếng quát tháo, nạt nộ nhân viên vì phục vụ chậm. Với tình huống này, chúng ta có thể nhắc nhở nhân viên bằng cách gọi quản lý nói mình đã đặt các món từ trước và đề nghị nhà hàng mang nhanh cho mình. Bạn cũng có thể hỏi cụ thể xem thời gian mình phải chờ đợi là bao lâu? Nếu thấജy thời gian không đáp ứng được thì hãy chuyển qua quán khác.
>> Khách hàng dọa 'bóc phốt' cho quán ăn của tô𒁏i sập tiệm
Nếu ai cũng cậy khách hàng là thượng đế, thi nhau lớn tiếng quát nạt nhân viênꦜ để💛 mình được mang đồ ăn trước người khác thì quán ăn sẽ ầm ĩ như một cái chợ. Có người biện minh rằng "la mắng nhân viên là để tốt cho họ", nhưng có rất nhiều cách để giúp người phục vụ tốt hơn. Cách chúng ta nên làm là gọi quản lý ra nói chuyện và góp ý thẳng thắn, lịch sự. Quản lý nhà hàng sẽ nói chuyện lại với nhân viên và có các thay đổi cần thiết.
Đặt chính mình vào trường hợp đi ăn nhà hàng mà bàn bên cạnh có một vị khách hàng liên tục quát tháo, lớn tiếng với nhân viên nhà hàng thì chúng ta có thấy khó chịu không? Nên ở đây, quát tháo nhân viên nhà hàng là chúng ta đang "phá hoại hoạt động kinh doanh" của người ta chứ không phải muốn tốt cho họ.
Có nhiều người quan niệm "mình là khách hàng, chi tiền để mua dịch vụ , nên có quyền phán xét và đánh gꦐiá cũng như lên tiếng nếu dịch vụ chưa tốt. Và người cung cấp dịch vụ nhận tiền từ khách hàng nên phải chấp nhận mọi sự góp ý". Quan niệm này thực ra không sai, nhưng phương pháp nhận xét, góp ý thế nào thì không phải ai cũng đúng. Khi nhà hàng không đáp ứ꧑ng được tiêu chí, yêu cầu của bạn, chúng ta có quyền chuyển quán, hoặc lần sau không tới quán đó nữa. Đó là cách thiết thực nhất để người bán cố gắng để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tôi mong rằng, những người khách hàng Việt (bên mua) sẽ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong một giao dịch, để có thái độ đúng mực hơn với người cung cấp dịch vụ (bên bán). Nếu người bán xem "khách hàng là thượng đế" thì bạn với tư cách người mua cũng nên hiểu "khách hàng là đối tác của người bán". Có như vậy hai bên mới cùng có lợi.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.