Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, hiện nhiều nước phát triển đã áp dụng quy định bật đèn nhận diện đối với xe máy; phần lớn quốc gia Đông Nam Á đã thực thi, hiệu quả giải pháp bật đèn ban ngày đã💞 được chứng minh trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Nói về vấn đề này, nhiều độc giả VnExpress cho rằng, không phải cứ luật nào có hiệu quả ở nước ngoài cũng đều có thể áp dụng ở trong nước:
"Các nước thực hiện từ lâu vì nó đem lại hiệu quả rõ ràng nhưng không có nghĩa sẽ có hiệu quả với tình trạng giao thông hiện nay của Việt Nam. Điều này có thể lý giải như sau: đường vắng, xe chạy tốc độ cao khi mở đèn sẽ giúp tài xế phát hiện xe khác từ xa để có điều chỉnh phù hợp. Trong 🍃khi đó, giao thông tại Việt Nam hiện nay đường thì nhỏ, mật độ xe máy lại rất đông thì hoàn toàn không cần thiết việc mở đèn, chưa kể một 'rừng xe' cùng mở đèn ban ngày chỉ tạo thêm sự bức bối, chói mắt là làm người đối diện phải rối mắt. Phải cân nhắc tùy bối cảnh để áp dụng cho hợp lý. Cái chính là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông chứ 🦹lắp đèn theo tôi cũng không giải quyết được gì nhiều chỉ thêm lỗi phạt nếu sơ ý không bật đèn.
Ở các nước Châu Âu có đèn nhận diện vì hay bị sương mù, hơn nữa do luật bắt buộc nên các xe máy sản xuất cho thị trường đó sẽ có một cái đèn🐈 với công suất nhỏ đúng với tên gọi 'đèn nhận diện'. Ở Việt Nam không hề có quy định đó nên đa số các xe đều không có, giờ yêu cầu chắc bật đèn pha hoặc cos công suất mấy chục W sẽ làm tốn xăng, công suất động cơ tăng, tăng khí thải, tăng nhiệt độ, đèn nhanh hỏng. Cũng phải nói là mấy chục W đó là công suất đáng kể với xe máy (Đèn pha hay cos là đèn chiếu sáng chứ không phải 𝓡đèn nhận diện).
Luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống, đừng dập khuôn kinh nghiệm đâu đâu trong khi điều kiện của họ khác xa Việt Nam. Bật đèn trong trời nắng chang chang chẳng mang lại tác dụng gì mà lại lãng phí, tổn hao tuổi thọ thiết bị. Nếu cần có đèn trong một số điều kiện cụ thể thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng và phân đị🌼nh rõ ở các điều kiện nào là bắt buộc.
Tôi cũng xin đề xuất: Nếu thực hiện các bộ ngành liên hệ đến các hãng xe lắp lại đèn và đèn có tuổi thọ cao cho người dân miễn phí chứ không phải bắt họ tự làm chuyện này. Thứ hai, không cần phải nhìn các nước khác, Bộ GTVT cứ thử thực hiện qua một năm xem tai nạn có giảm đúng như Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói: "đã ꦉđược chứng minh trên cơ sở khoa học và thực tiễn".
>> Đề xuất xe máy bật đèn b🦹an ngày - 'vẽ rắn thêm ෴chân'
Bên cạnh đó, không ít ý kiến nhấn mạnh cốt lõi của vấn đề giao thông ở Việt Nam là nâng cao ý thức người đi đường chứ không phải tạo thêm các quy định mới không cần thiết:
Theo ý kiến cá nhân tôi, ý thức tham gia giao thông của người dân mới cần phải sửa đổi. Nếu bắt bật đèn cả ngày mà ý thức tham gia giao thông kém thì tai nạn vẫn xảy ra mà chất l🍌ượng không khí càng thêm oi bức, ngột ngạt. Chúng ta nên đặt móng cho nền giao thông chứ đừng học theo của nước ngoài mà mang về áp dụng.
Bật đèn đối với ôtô là hợp lý, còn đối với xe gắn máy và xe đạp điện thì không cần thiết vì điều đó không giúp cho vấn đề an toàn giao thông, mà trái lại còn gây hoa mắt (không phải chói mắt) n🧸hững phương tiện đi ngược chiều. Chỉ cần tưởng tượng nhìn đèn hàng ngàn chiếc xe gắn máy chạy không hàng lối vun vút trên đường đã thấy rối m🐻ắt rồi, không khác gì lạc giữa bầy đom đóm.
Tôi nghĩ là mỗi người nên bật cái "ý thức" mỗi khi tham gia giao thông thì mới giảm được tai nạn. Thời tiết như ở nước ta, liệu có cần phải bật đèn cả ban ngày để giảm tai nạn không hay chỉ làm tốn 💖xăng thêm?
Muốn ♉giảm thiểu tai nạn giao thông thì nâng cao ý thức người đi đường, tăng mức phạt và phạt nặng những trường hợp cố tì♓nh phạm luật như sử dụng bằng giả, dùng chất kích thích; hướng đến phát triển đường sá, hạn chế ôtô đi chung với xe máy. Nếu chạy ban ngày mà phải bật đèn thì sẽ làm tăng lượng nhiệt tỏa ra góp phần làm nóng trái đất thêm, chưa kể sẽ phát sinh tiêu cực khi phạt lỗi này.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.