Trả lời:
Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa... giúp duy trì sức khỏe toàn diện. Nhiều người bệnh gout nghĩ thực phẩm chứa fructose (một loại đườ💖ng tự nhiên) không tốt, tuy nhiên điều này không đúng.
Dùng đồ uống có hàm lượng fructose cao như nước ngọt có gas hoặc ꦉnước ép trái cây đóng chai có thể làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể, khiến triệu chứng gout bùng phát. Ăn trái cây tươi không đồng nghĩa với việc nạp nhiều fructose có hại. Vì thực phẩm này chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn so với các loại đồ uống có ಌđường. Trái cây còn giàu chất xơ, nước, tiêu hóa chậm nên không làm tăng axit uric đột ngột như các nguồn chứa đường tinh chế khác.
Chất xơ trong trái cây cũng hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường - nhữ✱ng yếu tố có thể làm cho bệnh gout thêm phức tạp. Ví dụ, một quả táo hoặc quả cam có thể cung cấp một lượng đường vừa phải, nhඣưng đồng thời giúp cơ thể no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, không tác động xấu đến nồng độ axit uric.
Bạn khౠông nên lo lắng về việc ăn trái cây tươi mà có thể bổ sung táo, cam, dâu tây, đào... t🔴hường xuyên. Chúng cung cấp nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe tổng thể. Bạn cần hạn chế thực phẩm và đồ uống có hàm lượng fructose cao như nước ngọt có gas, trái cây sấy khô (vì có hàm lượng đường đậm đặc), nước ép trái cây công nghiệp.
Bạn có thể bổ sung thêm các tinh chất được chiết xuất từ thành phần tự nhiên như collagen không biến tính type 2, collagen peptide thủy phân, chondroitin sulfate... Các 🅰dưỡng chất này giúp bảo vệ màng hoạt dịch, giảm đau nhức, cải thiện tình trạng xương khớp của người . Bạn cần khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, duy trì ăn trái cây tươi hợp lý, ăn uống cân đối để kiểm soát tình trạng bệnh.
BS. Trần Thị Trà Phương
Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |