Cuộc khẩu chiến này dường như chưa bao giờ hết nóng mỗi khi người ta nói đến chuyện cấm phương tiện cá nhân tại Việt Nam. Trước khi bàn đến câu hỏi này, tôi xin được kể lại trải nghiệm của꧑ tôi - một người từng sử dụng cả ôtô lẫn xe máy khi tham gia giao thông.
Trước đây, thời còn đi xe máy,𝔉 hằng ngày lái xe đi làm và trở về trên tổng quãng đường 20 km, tôi thực sự ghét ôtô. Đơn giản vì loại phương tiện này khiến tôi không ít lần "chết hụt". Dàn hàng ngang chiếm hết lòng đường; bấm còi to khiến người đi trước giật mình; không quan sát, ép các phương tiện khác vào lề đường; lấn làn, vượt ẩu, chạy người chiều, chèn ép xe đi đúng chiều; chạy tốc độ cao, tạt nước vào người khác mỗi khi trời mưa... Tôi tin bất cứ người đi xe máy nào ở Việt Nam cũng từng một lần trải qua những cảm giác này như tôi.
Đối với tôi khi ấy, ôtô là loại phương tiện của những kẻ cậy có tiền, đi đứng ngang ngược, luôn coi mình là nhất, không thèm đếm xỉa gì đến những người đi xe máy, xe đạp. Trong mắt tôi, các tài xế ngồi trên xế hộp tiền tỷ nhưng ý thức có khi còn chẳng bằng những kẻ ít học. Chính thói "cậy to ăn hiếp nhỏ" đấy của những tài xế ôtô như vậy, khiến những người đi xe máy chúng tôi chẳng còn cách nào khác phải lao lên vỉa hè, chấp nhận "bò" từng chút một phía sau, nhịn nhục kh🌠i bị chèn ép... Đơn giản vì người đi xe máy yếu thế hơn ôtô, không thể cạnh tranh hay đòi lại quyền lợi trên đường.
Ấm ức khi sử dụng xe máy, cộng thêm ngoại cảnh tác động (khói bụi, ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt...) tôi quyết tâm lên đời ôtô cho bớt khổ. Thế nhưng, trực tiếp cầm lái, tôi lại có một góc nhìn rất khác về câu chuyện xung đột giữa ôtô và xe máy. Khác với tưởng tượng ngồi điều hòa mát lạnh, mưa không đến mặt꧒ nắng chẳng đến đầu, không lo hít khói bụi hay bị chèn ép, lái ôtô lại đém lại cho tôi một cảm giác sợ hãi, mệt mỏi khác.
>> Không lẽ 10 🗹năm nữa người Hà Nội, TP HCM vẫn đi xe máy?
Tôi thừa nhận chuyện tài xế dàn hàng ngang l🐈à có nhưng đó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với những vi phạm, lỗi đi ẩu của xe máy. Tôi liên tục bị người đi xe máy tạt đầu,꧟ lấn làn, luồn lách, len lỏi mỗi khi đường tắc. Ngồi trên ôtô, tôi liên tục phải căng mắt ra quan sát xung quanh, chân phanh luôn sẵn sàng để đạp thắng, đề phòng một người đi xe máy nào đó bất ngờ vọt lên, chặn ngang đầu bất cứ lúc nào. Không ít lần, tôi phải phanh gấp dúi dụi để tránh va chạm với cánh xe máy.
Lái ôtô, tôi mới thấy người Việt đi xe máy theo kiểu liều mạng thế nào? Với họ, một khi đã ngồi lên xe máy là chỉ có đi và đi nhanh hơn, không có khái niệm xếp hàng thứ tự, điểm mù ôtô, quan sát xung quanh, rẽ thì phải xi nhan, chấp hành biển báo, đèn tín hiệu, hay nhường đường cho các xe rẽ phải... Bởi thế, xe máy trở thành "kẻ thù" của giao thông, 🦂là nguồn cơ của mọi vấn nạn giao thông Việt.
Chính thói tùy tiện, "điếc không sợ súng" đó của người đi xe máy khiến cánh tài xế chúng tôi gần như phải chịu toàn bộ trách nhiệm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bꦆởi nếu chẳng may xảy ra va chạm (dù lỗi chẳng phải của ôtô), tài xế cũng luôn phải nhận sai, nhịn nhục, thậm chí xin xỏ để được "bỏ qua". "Xe ông to, ông phải đền tôi" - một💃 người đi xe máy từng lý luận như vậy sau khi tạt đầu bất ngờ khiến tôi không kịp phanh gấp và xảy ra va chạm.
Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, ôtô hay xe máy sai, phương tiện nào cần loại bỏ? Tôi cho rằng cả hai. Trước hết, phải khẳng định rằng, dù là ôtô hay xe máy thì đó cũng đều là phương tiện cá nhân. Chiếc xe không phải là đại diện cho hành vi con người, bản thân cái xe không gây tai nạn hay tắc đường mà do người điều khiển chúng. Quan trọng nhất ở đây vẫn là ý thức của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông🌞. Mà đã là ý thức thì sẽ có người tốt người tệ, không phụ thuộc vào xe gì, to hay nhỏ, đắt tiền hay bình dân. Có điều, để lấy được bằng lái ôtô luôn khó hơn xe máy nên ý thức tài xế ôtô cũng có phần tốt hơn phần đông người đi xe máy.
Tôi nói vậy hoàn toàn không có ý bảo vệ cánh tài xế và chê bai những người đi xe máy. Vẫn có rất nhiều người đi xe máy đúng luật, có ý thức tốt, nhưng số này dường như quá ít so với những người chạy ẩu. Mà chỉ cần một vài người đi ẩu, cả phố đã có thể bị kẹt cứng hay gây ra tai nạn chết người. Muốn chất lượng giao thông tốt lên, chúng ta cần ý thℱức tốt của mọi người, đừng để "một con sâu làm rầu cả nồi canh".
Chữ "cấm" luôn là một chữ rất khó nghe, dễ gây bức xúc. Cấm xe máy lại càng là một giải pháp "đau đớn" đối với đại bộ phận người dân, ꦏnhất là những người có mức thu nhập không cao, coi xe máy là phương tiện di chuyển, mưu sinh chính. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc thỏa hiệp với những cái sai, ♏cái lạc hậu.
Khi phương tiện cá nhân bị hạn chế, giao thông công cộng mới có điều kiện để phát triển, thay thế thói quen đi lại cũ kỹ của người dân. Chúng ta phải sòng phẳng rằng có một tỷ lệ lớn người Việt ưa thích sử dụng xe cá nhân, nh🦩ất là xe máy. Vì đơn giản chúng rất linh hoạt, bước ra khỏi nhà là ngồi trên xe là có thể phóng đi khắp nơi. Tư tưởng thích tiện đó khiến xe buýt công cộng chẳng có cơ hội để sống khỏe chứ đừng nói trở thành phương tiện chính.
Tất nhiên, nói một cách công bằng, chúng ta phải tiến tới hạn chế cả ôtô lẫn xe máy (phương tiện cá nhân). Nhưng "cấm ôtô" là chuyện gần như rất phi thực tế. Ngay cả các đô thị phát triển trên thế giới, với hệ thống giao thông công cộng 🔴phát triển vượt bậc như Singapore, Hong Kong, Anh, Mỹ... người ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại của ôtô. Họ chỉ có thể hạn chế số lượng ôtô bằng thuế, phí và các chính sách quản lý liên quan. Làm sao để người dân dù sở hữu ôtô những cũng chỉ dùng rất hạn chế, khi bắt buộc,♚ không thể thay thế bằng phương tiện công cộng, chứ không phải đi ra chợ gần nhà cũng đánh xe đi như ở ta.
Nói tóm lại, chúng ta không thể đổ lỗi giao thông hỗn loạn cho quy hoạch cũng như đòi hỏi một cơ sở vật chất hoành tráng hơn (đường 10 làn xe hay phân làn độc lập riêng cho ôtô - xe máy). Bởi tất cả những điều ൩đó sẽ chẳng có giá trị nếu số lượng xe vẫn tăng lên chóng mặt từng ngày, từng tháng, từng năm. Chuyện này lại càng không khả thi với tình hình kinh tế của đất nước hiện nay. Do vậy, để hướng tới một hệ thống giao thông văn minh, phát triển, người Việt cần chấp nhận từ bỏ xe máy nói riêng và xe cá nhân nói chung, bỏ đi những thói quen ích kỷ cá nhân để hướng tới tương lai tươi sáng.
Đỗ Hoàng
>> Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Gửi bàitại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.