Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Tư duy khoa học là không nặng về cấm đoán, chỉ quy định ai được phép làm gì ở đâuꦓ, thế꧒ thôi. Nước ngoài cũng có xe buýt, ôtô, xe máy. Cái gì ta có họ cũng có vì họ du nhập những thứ đó vào ta. Người ta đi xe cá nhân hay đi xe công cộng là do sự tiện lợi mà tự thân họ tính toán, chẳng bị ngăn cấm điều gì.
Vịệc của ta là phải tính toán giống như họ, chưa nói là phải hơn họ vì ta đi sau. Có rất nhiều cái để học hỏi, không cần phải mày mò sai đâu sửa đó, càng sửa càng sai, càng sa𝔉i càng sửa, rồi cuối cùng cũng chẳng hiểu phải sửa như thế nào với🐲 một đống hỗn độn.
Việc đầu tiên là thiết kế mạng lưới giao thông công cộng trên giấy, ta đã làm được chưa? Nếu làm được thì đưa ra công luận để xem còn gì phải sửa nữ𝄹a không? Tiếp theo là xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng, chuẩn bị phương tiện, nhân lực, hệ thống kiểm tra giám sát. Cuối cùng, khi hệ thống bắt đầu đi vào hoạt động thì hạn chế xe máy ở chỗ nào? Nước ngoài người ta làm như vậy đó, đừng nói là họ đã có cái hệ thống ấy từ lâu.
Giao thông công cộng phải bù lỗ, không tạo ra lợi nhuận thì làm sao hoàn vốn 40 tỷ đôla? Cho nên phải chuẩn bị sẵn 40 tỷ đôla trước. Từ thiết kế đến xây dựng chuẩn bị đi vào hoạt động ít nhấ🌠t cũng phải 20 năm. Suy ra mỗi năm 𝔍bình quân chỉ tốn hai tỷ đôla. Đó là chưa nói đến cơ chế chính sách. 20 năm là bốn nhiệm kỳ lãnh đạo.
Lãnh đạo này bắt đầu thì lãnh đạo sau phải tiếp nối, cứ như thế cho đến khi hoàn tất. Nhìn việc xây dựng tuyến Metro ở TP HCM bị đình trệ là đủ thấy không có sự kế thừa. Ở nước khác không bao giờ xảy ra chuyện đó. Cái gì đi vào hoạt động là phải được thực hiện cho đến khi hoàn tất, bất kể ai đang ngồi ghế lãnh đạo. Bao nhiêu công trình có thời gian xây dựng hơi dài một chúಌt bị "đắp chiếu trùm mền" chỉ vì thay đổi lãnh đạo, lãng phí không biết bao nhiều tiền bạc, thời gian.
Nhìn người ta làm việc mới hiểu vì sao mình nghèo . Vì chúng ta tùy tiện đụng đâu làm đó, nơi nào cũng ngổn ngang dang dở, không có kế hoạch chi tiết gì hết. Nếu có kế hoạch cũng giấu diếm sợ người dân nhìn thấy chỗ sai, chỗ tiêu cực. Đường mới xây chưa xài bao lâu đã hỏng, rồi khu biệt thự "nuôi bò" nhìn chỉ biết thở dài. Diện tích đất như nhau, 🌟hình dạng giống nhau, nếu thuê kiến trúc sư sẽ tạo ra vô số biệt thự có kiến trúc không cái nào giống cái nào. Hàng hàng biệt th🎶ự giống nhau như đúc từ một khuôn, có lẽ chỉ khác cái biển số nhà, ai vào đó mà mua?
Ngay từ khâu kiến trúc đã thiếu sự đầu tư thì nói gì đến tiện ích điện, đường, trường, trạm phức tạp hơn. Làm cái gì cũng thiếu sự đầu tư tính toán, tính không được rồi hô cấm. Tôi dám cá, càng cấm càng tạo ra vô số hệ lụy phát sinh chưa lường trước. Tư duy cấm thể hiện tầm nhìn hạn hẹp, năng lực giải quyết vấn đề có hạn – nói thẳng ra là không có năng lực giải quyết vấn đề. Một số nơi người ta cũng cấm nhưไng họ đã lường trước được sẽ xảy ra chuyện gì và chuẩn bị ngay giải pháp giải quyết luôn. Còn ta chỉ cấm thôi, xảy ra chuyện gì sau đó tính sau. Cái "tính sau" này sẽ còn tạo ra vô số hậu quả dài hàng chục năm không nghĩ ra được giải pháp nào.
Làm cái gì cũng phải có kế hoạch đồng bộ, không bỏ sót chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Không có kế hoạch ấy thà đừng làm. Kế hoạch không đồng bộ thì có khác gì "bói mù sờ voi". Ví như đường sắt trên cao, chỉ "thấy" được một phần của giao thông công cộng mà không nhìn ra được cả mạng lưới phải như thế nào? Sau này nếu phải xây dựng cái gì mà bị vướng, bị cản trở bởi tuyến đường này, ngã ngửa ra thì đã muộn (đập đi không được mà giữ lại cũng không xong). Người Việt mình vốn là như🃏 thế.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.