Trả lời:
Hiện, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương t🌠hế giới (FAO), Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), các cơ quan chức năng tại Việt Nam đều chưa có quy định, khuyến cáo về việc không sử dụng bột ngọt đối với trẻ em.
Bột ngọt (mì chính) là một loại phụ gia thực phẩm, có tác dụng điều vị làm cho thức ăn ngon và hấp dẫn hơn. Bản thân bột ngọt không phải là chất dinh dưỡng để thay thế cho sữa, thịt, cá, trꦍứng, tôm... Việc cho thêm mì chính có thể làm cho trẻ cảm thấy bữa ăn ngon hơn. Tuy nhiên, dùng bột ngọt nhiều và lâu dài có thể gây ra tình trạng không tốt đó là "nghiện mì chính". Điều này dẫn đến bữa ăn trẻ phải phụ thuộc vào gia vị này mới cảm thấy thấy ngon miệng.
Đối với trẻ em, vị giác cũng như bộ não đang hình thành và pꦆhát triển, cơ thể cần đầy đủ chất dinh dưỡng: nguồn protein động vật có chứa các acid amin th🔯iết yếu. Những thức ăn này đã tự tạo ra vị ngọt tự nhiên nên không nhất thiết phải cho thêm mì chính. Bạn có thể đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp hơn. Chuyên gia sẽ chỉ ra những món có thể nêm bột ngọt với lượng và tần suất sử dụng phù hợp.
Bột ngọt ra đời, ban đầu được đặt tên là umami (vị ngọt thịt). Đây là một loại vị độc đáo mà khoa học trước đây chưa miêu tả được bởi tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các vị cơ bản như đắng, mặn, ngọt𝄹, chua, giúp làm tăng hương vị món ăn đượܫc chế biến.
Cơ quan Quản🦩 lý thuốc và Dược phẩm Mỹ (FDA) đ♔ã công nhận bột ngọt sử dụng an toàn. Liên minh Châu Âu cũng phân loại bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm có mã số E621. Do vậy, khi mua các loại gia vị hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn, trên nhãn có ghi thành phần phụ gia E621 thì có nghĩa sản phẩm đó chứa bột ngọt.
Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome