Các giác quan mắt, tai, mũi, da sẽ tiếp nhận các thông tin chuyển về não bộ. Các thông tin này được mã hóa và lưu trữ dưới dạng các nếp hằn sâu trong não theo các luồng dẫn truyền thần kinh. Khi cần thiết, chúng được truy xuất ra theo các luồng dẫn truyền thần kinh trên các vùng vỏ não, được gọi là trí nhớ. Thông qua các giác quan, con người sẽ có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Một người có thể gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ và tùy mức độ được đánh giá là bình thường, nhẹ hay nghiêm trọn🐻g.
Mức độ suy giảm trí nhớ nhẹ, lành tính: Có thể bao gồm các dấu hiệu như thỉnh thoảng quên một thứ gì đó, quên tên người mới quen, mua đồ bị thiếu, quên chỗ để chìa khóa, ví tiền,🐓 đôi khi quên tắt bếp, lạc đường trong trung tâm mua sắm lớn, quên mặt của người quen đã ♋lâu không gặp...
Mức độ suy giảm trí nhớ nặng, bệnh lý: Bao gồm các dấu hiệu như thường xuyên quên nhiều thứ, nhất là những thứ quen thuộc h♔ay các cuộc hẹn quan trọng, lạc đường ở cả những nơi quen thuộc, thường xuyên quên tắt bếp, hỏi lặp đi lặp lại một vấn đề, khó khăn trong hiểu từ ngữ hoặc khó diễn đạt trôi chảy, quên giờ giấc, ngày tháng...
Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu lú lẫn, tâm lý, cảm xúc thay đổi bất thường (dễ nóng giận, phiền muộn, t⭕hờ ơ,...), ảo giác (nhìn thấy những thứ không có thật), không thể ăn, tắm, mặc quần áo hoặc thực hiện ♋những nhiệm vụ hàng ngày...
Thông thường, chính người thân, bạn bè của người suy giảm trí nhớ phát hiện ra tình trạng của họ trước. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức (Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết suy giảm trí nhớ cho thấy thần kinh, não bộ bị suy giảm chức năng, lão hóa hoặc gặp bất thường. Não được cấu thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau bằng hàng nghìn tỷ kết nối (gọi là synape) để duy trì hoạt động, trong đó có trí nhớ. Khi chúng ta già, các tế bào não giảm về số lượng và thể tích, dẫn truyền thần kinh suy giảm gây suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức.
Suy giảm trí nhớ cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của hàng loạt nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, u não, các chấn thương vùng đầu, thiếu máu não, bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp do có liên quan đến mạch máu... Những người có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, nhất là ở mức nặng, cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân. Người bệnh được thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, làm test đánh giá trí nhớ...; thực hiện xét nghiệm máu tùy bệnh nền mắc phải. Ví dụ, tăn♛g huyết áp và cao cholesterol có thể gây thiếu máu não do tắc nghẽn, dẫn đến giảm trí nhớ. Mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường có thể khiến giảm trí nhớ, lú lẫn...
Bác sĩ cũng sẽ đo điện não đồ nhằm sàng lọc, ph🍒át hiện bước đầu các rối loạn chức năng não trong các như sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ, viêm não, , chấn thương đầu... Nếu nghi ngờ suy giảm trí nhớ do những tổn thương sâu bên trong não, mạch máu não..., người bệnh có thể "đo quét" não chuyên sâu bằng chụp CT hoặc chụp MRI.
Để phòng ngừa suy giảm trí nhớ, bác sĩ Minh Đức khuyên mọi người cần ăn uống đủ chất, ít béo, nhiều rau xanh và trái cây, tăng cường các hoạt động thể chất, rèn luyện trí não như đọc sách, tập thể dục giúp tăng tư🐻ới máu não và thúc đẩy hoạt động của tế bào thần kinh... Các yếu tố nguy cơ có liên quan mạch máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, hạn chế hoặc loại bỏ hút thuốc lá, bia rượuꩵ... cần điều trị hiệu quả.
Hoài Ân