Thứ tôi đọc trong suốt quãng đời đi học là sách giáo khoa và vài cuốn truyện cổ tích mẹ mượn từ thư viện trường làng. Hồi ấy, sách ở thư viện cũng chẳng có bao nhiêu. Sau một vài lượt, mẹ lại mượn những cuốn sách cũ. Nhà tôi có mấy quyển tiểu thuyết như "Ván bài lật ngửa", "Chợ đệm quê tôi"🐎... nhưng ba tôi tuyệt đối không cho tôi đọc. Song, ông hay mở radio cho tôi nghe các chương trình thiếu nhi mà tôi rất thích. Đó là một trong những lý♌ do tôi chọn thi Văn.
Lúc vào đại học, nghe bạn bè khoe đã đọc nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam và thế giới, tôi bỗng thấy ngượng. Tôi chưa từng đọc tác phẩmಞ nào trong số đó cả. Cả quãng đời sinh viên, để đối phó với các kỳ thi, tôi chỉ đọc tóm tắt tác phẩm. Tuy nhiên, có một sự kiện k🎶hắc sâu vào tâm trí tôi. Đó là khi anh hai tôi đi làm và lãnh tháng lương đầu tiên (chỉ hơn 600 ngàn đồng). Anh đã đưa tôi một nửa và nói: "Em cầm lấy tiền mua sách mà học, mà đọc".
Ban đầu, tôi từ chối vì chẳng biết mua sách gì cả. Nhưng anh tôi một mực bảo: "Nếu không lấy tiền mua sách thì cũng nên tham gia một khóa học, sẽ có ích cho tương lai sau này". Trong giây phút ấ♛y, tôi hiểu những gì mà🅷 anh hai muốn nói với tôi.
Khi ra trường đi làm, tôi mua nhiều sách hơn, nhưng dường như chỉ mua để đó. Mãi đến khi đi 𒈔học ngành Văn hóa, chương trình học có môn "Đọc sách kinh điển". Những quyển sách này thường dày, có cuốn đến cả ngàn trang. Có một số quyển tôi chỉ đọc được một ít đã thấy chán vì không hiểu gì. Trong môn học đó, tôi chỉ hoàn thành cuốn về mô típ của truyện cổ tích, cuốn văn hóa nguyên thủy cũng khá hay và nó làm sống lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp tuổi ấu thơ. Thế nhưng, vì ít khi đọc sách nên tôi không thể đọc nhanh như bạn bè cùng lớp. Khi đó, tôi đã rất xấu hổ về bản thân.
Bù lại, trong lớp Văn hóa đó, tôi đã nhận thấy rằng, có những anh chị luôn hiểu biết sâu sắc các vấn đề mà thầy cô đang bàn luận. Cũng có người trong lúc ngồi cùng đã kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện ⛎thú vị mà họ đọc đượ💟c từ trong sách. Khi họ kể, tôi thấy trong mắt ánh lên một niềm vui sướng kỳ lạ. Từ thời điểm đó, tôi bắt đầu đọc. Tôi đọc từ những quyển dễ nhất mà các anh chị giới thiệu, và sau đó là đọc đến tiểu thuyết. Vì như các anh chị ấy nói "một số tác phẩm văn học có chứa đựng tri thức, chứ không đơn thuần là giải trí".
Thời điểm đó, tôi đọc 1-2 tuần mới xong một quyển sách, dù chỉ có 400-500 trang. Nếu đọc trong những ngày nghỉ, tôi phải mất khoảng🌜 2-4 ngày mới xong. Sau này, tôi đọc sách nhiều hơn, không phải là do thói quen, mà tôi đã biết cách tìm quyển sách vừa khả năng, và đúng sở thích như mình. Tôi nhận ra khi cầm trên tay những quyển♌ sách như vậy, không ai nỡ bỏ nó xuống để làm việc khác (nếu không thật sự cần thiết). Và tôi nghĩ nếu có người (có kinh nghiệm, đọc nhiều sách) có thể định hướng cho mình những loại sách nào phù hợp thì yêu đọc sách không khó.
Với tôi, thói quen mà không có sự tự nguyện cũng giống như cực hình. Cách để cảm hóa lòng người không nên là sự é🔥p buộc, mà chỉ nên truyền cảm hứng. Ví như anh hai tôi ngày xưa lấy 300 ngàn ấy mua sách về và ép tôi đọc hết thì có lẽ tôi sẽ ghét sách, chứ k🅘hông còn thích sách nữa.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Trần Thị Thu Ba