ꦏEm họ tôi không giꦕỏi Toán làm sao đủ điều kiện thi vào khối kỹ thuật hay kinh tế. Giỏi tiếng Anh thì chỉ có thể chọn những ngành nghề chuyên về ngôn ngữ.
Tôi thấy giáo dục hiện tại ngoài đặc điểm thi cử "gà chọi" còn tạo ra "giải thưởng" học lệch. Học sinh chỉ cần học giỏi tuyệt đối một môn là tuyển thẳng đại học, thậm chí với môn ngoại ngữ được tài trợ học bổng du học toàn phần một năm.
Người ta lập ra hệ thống giáo dục phổ thông là để đào tạo ra công dân có sự hiểu biết toàn diện các kiến thức tối thiểu mà mỗi người đều phải biết. Từ sự hiểu biết toàn diện này, đến trung học bắt đầu hướng nghiệp chọn ngành nghề mà mình thích, mình mơ ước, mình mê say. Tuy rằng chỉ có thể chọn một ngành nghề duy nhất trong vô số ngành nghề, nhưng vì hiểu biết toàn diện, phạm vi để chọn gần như không giới hạn. Học lệch một môn, phạm vi để chọn là rất hạn hẹp.
Từ mục tiêu hiểu biết toàn diện, chương trình phổ thông tiên tiến không đặt nặng cái chuyện học giỏi hay không mà đặt nặng cái chuyện hiểu hay không. Ví như Toán phổ thông của họ so v🅘ới Việt Nam có khó hơn không ? Khó. Cái khó của nó không giống với các bài toán của Việt Nam thiên về đánh đố, mẹo vặt.
Nó là những bài toán tính toán rất đơn giản nhưng đòi hỏi tư duy logic cao. Ví dụ, người ta cho anh hàng loạt dữ kiện, trong đó có những dữ kiện "dư thừa" dùn🐭g để gây nhiễu, che mắt. Việc của anh là chọn dữ kiện đúng và thiết lập công thức đúng.
Anh không cần phải giải bài toán để tìm đáp số cụ thể vì người ta tạo ra máy tính không phải để a🍃nh đi làm cái việc "thiếu hàm lượng kỹ thuật" ấy. Với những bàiꦇ toán như thế, chấp anh ăn gian, quay cóp, lật sách mở tài liệu tùy thích, mang cả thư viện vào phòng thi cũng không thành vấn đề.
>> Lỗ hổng đằng sau chuyện 'ép học sinh bỏ thi vào lớp 1ꦡ0'
Chương trình phổ thông là d🌠ạy cho học sinh biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề để khi ra đời các cháu có thể tự làm chủ chính mình. Học sinh của họ tốt nghiệp trung học ra phần lớn không thi đại học ngay mà tìm kiếm công việc đơn giản để l𒆙àm, để tích lũy kinh nghiệm sống.
Sau một thời gian nhất định, cảm thấy những công việc đơn giản không còn tính "khiêu chiến", những công việc phức tạp thì không đủ kỹ năng, lúc đó mới đi học đại học. "Sống để làm việc" và "làm việc để sống" là hai khái niệm khác nhau. Xã hội văn minh tiên tiến luôn hướng về vế thứ nhất còn xã hội nghèo nàn lạc hậu luôn bị động đối phó với vế thứ hai.
Ở vế thứ nhất, làm việc không chỉ để kiếm tiền mà còn để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân vì nghề nghiệp mà anh chọn là công việc mà anh mơ ước, say mê. Ở vế thứ hai, làm việc thuần túy là để kiếm tiền với nghề nghiệp mà anh chọn là làm sao kiếm được nhiều tiền nhất chứ chưa chắc là nghề mà anh yêu thích. Với nghề nghiệp mà anh yêu thích, anh thường tự đào tạo, tự nghiên cứu sâu mà không cần ai đôn đốc hay🌳 cưỡng ép.
>> 'Cꩲhỉ cần 0,1% học sinh thành nh🔜à khoa học, phát minh'
Từ đó, mỗi một ngành nghề đều hướng đến tận cùng, đặt nền tảng cho việc phát sinh, khai sáng ra hàng loạt ngành nghề mới. Việt Nam mình lâu lâu lại "sốt" bất động sản, tức là, đồng tiền không có chỗ để đầu tư hợp lý vì các ngành nghề đã tương đối bão hòa. Đó là minh chứng cho mộ💝t nền giáo dục, một nền kinh tế, một xã hội luôn bị động đối phó với vế thứ hai.
Lâm
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.