"Khó làm việc với Gen Z hơn các thế hệ trước đóꦗ" là đánh giá của không ít lãnh đạo doanh nghiệp có nhân viên sinh sau năm 1997. Có nhiều lý do được đưa ra như các bạn trẻ thuộc thế hệ Z thường có cái tôi quá cao, không chịu được áp lực, thiếu tinh thần cống hiến, và thái độ cầu thị, khiêm nhường với những người đi trước...
Trong vai trò là một quản lý, có thời gian làm việc với nhiều nhân viên Gen Z, độc giả Lê chia sẻ cái nhìn về thế hệ này: "Tôi cũng là quản lý và thú thực cũng thích tuyển nhân viên 8X hơn. Lý do là nhiều trường hợp tôi tuyển các nhân viên trẻ 9X, Gen Z vào công ty nhưng điểm chung là các bạn luôn đòi hỏi công ty phải thế này, thế kia🤪 với mình, nhưng chất lượng công việc mà họ trả lại thì không cao. Các bạn trẻ này thường lười học tập cái mới dù được hỗ trợ tận tình; khi bị đòi hỏi áp dụng những công nghệ mới vào công việc thì họ phản ứng ngay; và khi cấp trên góp ý, dù nhẹ nhàng nhất có thể, thì họ cũng luôn có thái độ phản ứng gay gắt.
ꦓTrong khi đó, tôi tuyển nhân viên 8X, thấy rằng các bạn dù lớn tuổi hơn nhưng có thái độ sẵn sàng tiếp thu những thứ mới, chịu nghe góp ý và chịu khó học tập, đòi hỏi quyền lợi cũng chính đáng chứ không vô lý. Đã là đi làm thì hai bên nên cố gắng tìm cách hợp tác win-win, như vậy mới cùng phát triển và tiến bộ được. Tôi không đánh đồng toàn thể các bạn trẻ ngày nay đều như vậy, nhưng đa số trường hợp rắc rối tôi gặp trong vấn đề nhân sự đều nằm ở độ tuổi 9X tới Gen Z. Thế nên, cũng khó mà không có định kiến với họ được".
Cùng chung cảm nhận về thái độ làm việc của các bạn trẻ Gen Z, bạn đọc Duy Ebos bình luận: "Mỗi công ty có một cách quản lý nhân sự và đánh giá hiệu quả công việc khác nhau, không công ty nào là hoàn hảo cả. Thực tế, tôi thấy nhiều trường hợp nhân viên Gen Z không hề có tính chịu khó trong công việc🤡. Họ liên tục than phiền vì bị gò bó thời gian, quản lý quá chặt... Ở đây, tôi cho rằng cái gì cũng phải có hai chiều, nếu bạn thấy rằng công việc này không phù hợp, không thể chịu được thì có thể xin nghỉ và tìm chỗ khác làm. Nhưng hãy nhớ rằng mình đang ở level nào, làm được những gì, hiệu quả tới đâu cho công ty mà đòi hỏi quyền lợi.
Sự dễ dãi, sự thoải mái sẽ có thể dẫn đến sự lười biếng, đối phó, vô tổ chức. Ai từng làm quản lý chắc hẳn sẽ hiểu những điều này. Nhiều công ty tôi biết sa thải các nhân viên trẻ đa phần vì lý do lười biếng, tự ý đi làm thêm ngoài, báo cáo không trung thực, không đạt KPI... Những người như vậy thì ai thuê, vậy mà họ vẫn đòi hỏi lương thưởngꩵ này kia, khi không được đáp ứng thì chán nản rồi nghỉ việc ngang, nghỉ xong vẫn còn than trách công ty cũ. Vòng đời công việc của họ cứ lặp đi lặp lại như thế".
>> 'Ám ảnh sếp bắt họp 65 lần một tháng'
Trong khi đó, từ góc nhìn của một người thuộc thế hệ Z, độc giả Ha Huy Duong phản biện: "Đừng đổ lỗi cho Gen Z khi họ chỉ đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Trong khi ở các nước phát triển, người ta càng ngày càng coi trọng việc cân bằng cuộc sống - công việc, bằng cách giảm giờ làm, cho phép làm việc tại nhà 2-3 ngày mỗi tuần, thì ở nước ta, nhiều người quản lý thế hệ trước vẫn nghĩ cách để bóc lột tối đa sức lao động꧂ của nhân viên. Có nơi yêu cầu nhân viên làm thêm giờ không công, làm việc cả thứ bảy, chủ nhật, thế thì còn đâu thời gian cho bản thân, gia đình, hay nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động
Nhiều bạn trẻ Gen Z rất có tài, năng động, cộng với thị trường lao động sôi động nên không thiếu việc cho người giỏi, thế nên cũng không thể trách được họ nghỉ việc để chọn công việc tốt hơn khi môi trường làm việc hiện tại không đáp ứng được kỳ vọng. Điều này có vẻ quá lạ lẫm với trải nghiệm của những người thuộc thế hệ trước, khi kinh tế chưa mở cửa, ít lựa chọn. Chính sự khác biệt về thế hệ đã khiến nhiều người quản lý có tư duy bảo thủ, muốn ép người trẻ cũng phải như mình".
Cho rằng việc Gen Z thể hiện rõ thái độ của mình trong mối quan hệ công việc là hoàn toàn chính đáng, bạn đọc Shiba𓆏 nhận định: "Tôi không phản đối việc Gen Z có những vấn đề của riêng thế hệ mình, nhưng các thế hệ trước cũng nên nhìn lại xem bản thân mình có ổn không? Nhiều người cậy mình đi trước, có chút kinh nghiệm, nên luôn cho rằng mình đúng và áp đặt lối suy nghĩ của mình lên thế hệ trẻ. Ở thời nào cũng vậy, luôn có những cái nhìn bề trên theo kiểu 'bọn trẻ bây giờ...'.
𓄧Muốn làm việc được với Gen Z, các thế hệ đi trước cũng nên hạ bớt cái tôi của mình xuống và chịu khó lắng nghe người trẻ nhiều hơn. Từ đó, các bạn sẽ có cái nhìn bao dung với họ nhiều hơn. Người giỏi là người có thể làm việc với bất kỳ ai.
Ngoài ra, tôi không hiểu việc Gen Z đòi hỏi được riêng tư, không bị làm phiền, tắt điện thoại để tránh bị giao việc sau giờ làm🍌 ở công ty thì có gì sai? Tại sao nhiều công ty lại bắt nhân viên mang việc về nhà, hoặc nghe điện thoại về công việc sau giờ làm như vậy? Chưa kể, nhiều công ty yêu cầu nhân viên đi làm cả thứ bảy, ngoài giờ mà không trả lương. Đây chính là bóc lột sức lao động.
♊Gen Z đã dám làm điều mà nhiều thế hệ trước không dám làm, đó là lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho bản thân. Họ là những người biết cân bằng cuộc sống và công việc. Trong khi đó, các thế hệ trước thường chỉ im lặng chịu đựng vì sợ bị chỉ trích, đánh giá là cứng đầu, khó bảo. Tôi ủng hộ gen Z lên tiếng và hành động như vậy để cải thiện môi trường làm việc ở nhiều công ty hiện nay".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. 🅷Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.