Theo thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ em như: do sinh lý, ꧙do bệnh lý, tâm lý và do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Trong đó, biếng ăn do chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất, dễ xảy ra trong thời gian dài nếu không có sự quan tâm điều chỉnh.
Các dấu hiệu thường gặp của trẻ biếng ăn bao gồm: trẻ thườn🍸g ăn ít hơn so với bình thường; có biểu hiện sợ khi đến giờ ăn như quấy khóc, chạy trốn𒉰...; bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút; trẻ không "mặn mà" thử các món mới; trẻ bị chậm tăng cân thậm chí chững cân, sụt cân.
"Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài là nguyên căn dẫn đến các 🐽bệnh lý nghiêm trọng như thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi...", tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp các vi chất dinh dưỡng mà cần được cung cấp qua các bữa ăn hằng ngày. Khi trẻ không muốn ăn hoặc ăn ít sẽ hạn chế khả năng cung cấp các vi chất cần thiết cho cơ tღhể như đạm, béo, vitamin, khoáng chất... Bé càng thiếu vi chất thì lại càng biếng ăn, suy dinh dưỡng càng nặng hơn. Lúc này, trẻ dễ bị tấn công bởi bệnh lý nhiễm khuẩn, thường sau các đợt điều trị trẻ lại 💮càng biếng ăn hơn.
Xử lý biếng ăn ở trẻ em
Bác sĩ Thu Hương cho biết, để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, việc đầu tiê𝓡n cần làm là xác định chính xác nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻꦏ để có giải pháp can thiệp phù hợp.
Trong trường hợp trẻ biếng ăn do bệnh lý, song song với quá trình điều trị bệnh, bố mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi sau bệnh. Nếu nguyên nhân ✅biếng ăn ở trẻ là do tâm lý, bố mẹ cần kiểm soát tâm lý của chính mình, kiên nhẫn phối hợp cùng con, dừng ngay việc dọa nạt hay quát mắng mỗi khi đến giờ ăn. Thay vào đó, phụ huynh nên động viên, khuyến khích trẻ như khen món ăn ngon, tương tác vui vẻ cùng trẻ. Ngoài ra, nên cho bé ăn cùng gia đình, tham gia chế biến các món ăn để kích thích hứng thú ăn uống của trẻ.
Nếu xác định trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không khoa học tại nhà, bố mẹ cần có sự điều chỉnh tương ứng. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, nếu không thể bú như bình thường, mẹ ൩nên cho con bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ không hợp tác trong việc ngậm bú, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi và đang ăn dặm, nên cho trẻ 🍨ăn uống 🦂đa dạng các loại thực phẩm phù hợp theo từng độ tuổi. Bố mẹ cũng nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng trong quá trình lựa chọn thực phẩm cũng như lên thực đơn đúng cách cho con.
Với những trẻ lớn hơn, nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngà🐽y, trẻ có thể ăn nhiều lần với hàm lượng vừa phải hơn nhằm tránh việc nhồi nhét các món ăn cùng lúc. Không nên cho bé vừa xem tivi, Ipad vừa ăn vì có thể khiến trẻ mất tập ܫtrung, không thật sự cảm nhận vị ngon của các món ăn.
Ở bất kỳ độ tuổi nào, việc ăn đúng giờ, đúng bữ🌳a đều rất cần thiết. Bố mẹ hạn chế việc đợi trẻ quá đói mới cho ăn vì trẻ sẽ mệt lả đi và càng không muốn ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương khuyến cáo, hậu quả dễ thấy nhất của biếng ăn chính là sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, các nhóm chất quan trọng như: bột đường, đạm, đường, béo... Vì thế, việc cấp thiết nhất là xây dựng🎃 cho trẻ ch൲ế độ ăn uống khoa học cùng thực đơn phù hợp để giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp tốc độ tăng trưởng cần có.
Đầu tiên, mẹ cần bổ sung đầy đủ nhóm chất bột đường cho trẻ trong các🦋 bữa ăn bằng các thực phẩm như: các l🌠oại đậu, ngô, khoai, ngũ cốc...
Nhóm chất đạm là thành phần tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Vì vậy, v🌼iệc bổ sung thực phẩm có chứa nhóm chất này cần được chú trọng đúng mức. Các thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như trứng, các loại thịt, thủy hải sản cần sử dụng cân đối trong các bữa ăn hằng ngày. Ba mẹ cũng có thể thay thế đạm động vật bằng nguồn đạm từ thực vật như: đậu nành, đậu xanh, đậu phộng... để đa dạng khẩu vị cho trẻ.
Nguồn năng lượng từ chất béo sẽ giúp quá trình tăng trưởng của trẻ hiệu quả hơn. Chất béo giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... rất cần cho sự phát triển xương, mắt. Ngoài các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè, dầu cá hồi và các loại mỡ động vật như mỡ✅ gà, mỡ lợn cũng rất tốt cho quá trình hấp thu, chuyển hóa của trẻ.
TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết: "Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ biếng ăn, có hướng xử lý chuyên sâu hiệu quả, trẻ cần được thăm khám dinh dưỡng trực tiếp. Với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại khi làm các chỉ định cận lâm sàng chuyên sâu, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dinh༺ dưỡng của trẻ, trẻ đang thiếu thừa dưỡng chất gì... Từ đó, sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, xây dựng thực đơn phù hợp, kích thích bé thèm ăn ▨và ăn ngon miệng".
Minh Thư