Cung cấp nhiều chất xơ
So với 💯gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn, có tác dụng nhuận tràng, kích thích ruột tăng co bóp, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và táo bón. Ăn gạo lứt cũng góp phần kiểm soát cân nặng, ổn định lượng đường trong🌊 máu, giảm cholesterol, phòng ngừa ung thư. Thay gạo trắng bằng gạo lứt là cách dễ dàng để cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể.
Giàu chất chống oxy hóa
Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa là phenol và flavonoid có thể bảo vệ tế bào khỏi🥂 bị tổn thương, phòng ngừa bệnh mạn tính, giảm nguy cơ stress oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm. Stress oxy hóa có thể khiến khả năng miễn dịch suy giảm đáng kể, cơ thể nhạy cảm và dễ bị t♏ấn công bởi các mầm bệnh.
Giảm cân
Đây là thực phẩm được nhiều người thừa cân, béo phì bổ sung trong chế độ ăn. Gạo lứt giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, có thể giúp cơ thể no lâu hơn. Người giảm cân ăn gạo lứt vẫn đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ dinh dưỡng thiết yếu như kali, canxi, riboflavin (B2), folate. Thực phẩm này cũng chứa hàm lượng ca🐻o mangan, mang đến nhiều công dụng như giúp vết thương nhanh lành, chuyển hóa co cơ, kích thích xương phát triển, hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Chất xơ và m🃏agiê có nhiều trong gạo lứt có tác dụng giảm mức cholesterol xấu. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, tăng khả năng đau tim và đột quỵ. Magie cũng hỗ trợ nhiều quá trình trong cơ thể gồm chức năng cơ, thần kinh, hệ thống miễn dịch, tổng hợp protein.
Cải thiện lượng đường trong máu
Gạo lứt lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường do tải lượng đường huyết (GL) trung bình, ít tác động đến lượng đường trong máu sau ăn. GL là thang đo số lượng carbonhydrat có mặt trong thực phẩm ảnh hưởng đến đường huyết. Gạo lứt giàu ch⭕ất xơ nên làm chậm quá trình tiêu hóa, phòng tránh tăng đường huyết đột ngột.
Tuy nhiên, gạo lứt chứa axit phytic có thể cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng như sắt, canxi, kẽm. Người đang bị suy dinh dưỡng hạn chế ăn loại ওgạo này. Người bị bệnh Celiac (rối loạn tự miễn dịch xảy ra do khôngꦺ dung nạp thực phẩm chứa gluten) có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa gạo lứt.
Lê Nguyễn (Theo Eat This, Not That)
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |