Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Ngoài ra, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần canxi. Thiếu canxi mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm mật độ xương, khiến trẻ còi xương và tăng chiều cao cꦫhậm. Ở người lớn, thiếu 🅰canxi sẽ gây nên tình trạng loãng xương, xương nhanh thoái hóa.
Bác sĩ - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết hàng ngày rất nhiều mẹ đưa con đến khám có𒉰 cùng thắc mắc là tại sao cho trẻ uống nhiều sữa, thậm chí bổ sung thêm canxi nhưng trẻ vẫn không tăng cao. Theo bác sĩ, nguyên nhân có thể do các yếu tố dưới đây.
Khẩu phần ăn chưa đủ canxi: Nhiều mẹ nghĩ đã cho con uống nhiều sữa nhưng có thể vẫn chưa đảm bảo đủ lượng canxi theo nhu cầu khuyến nghị. Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu canxi ở trẻ em Việt Nam như sau: 300 mg/ngày (0-5 tháng tuổi), 400 mg/ngày (6-11 tháng tuổi), 500 🌃mg/ngày (1-2 tuổi), 600-700 mg/ngày (3-9 tuổi), 1000 mg/ngày (10-19 tuổi).
Ba mẹ có thể quy đổi khẩu phần sữa và canxi như sau: 100 mg canxi tương đương 100 ml sữa tươi hoặc sữa công th♎ức. Lượng canxi này cũng có thể tương đương một hộp sữa chua 100 g hoặc 15 g phô mai tam giác.
Ngoài sữa, một số thực phẩm giàu canxi khác bao gồm tôm, cua, ốc, các loại rau lá xa🤪nh thẫm như rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi...
Tỷ lệ hấp thu phospho và canxi chưa phù hợp: Phospho là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, gꦚiúp hình thành, duy trì hệ xương, răng vững chắc, duy trì các chức phận khác của cơ thể. Nhu cầu canxi đối với cơ thể được xác định trong mối tương quan với phospho như sau: tỷ số canxi/phospho tối thiểu cần đạt là hơn 0,8 đối với mọi lứa tuổi, tốt nhất là đạt 1-1💝,5.
Ba mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể tỷ lệ này cho con trong chế độ ăn hàng ngày. Phospho có nhiều trong các nguồn thực phẩm động vật và thực vật. Phospho trong thức ăn nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao hơn pho🐼spho trong thức ăn thực vật.
Hấp thu canxi kém trong ruột non: Một số trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, thường xuyên bị đi ngoài, tiêu chảy... sẽ ảnh hưởng đến khả năng hಌấp thu canxi ởꦬ ruột non. Khi đó, nhu cầu canxi của trẻ có thể cần cao hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi cũng có thể do bị mất quá nhiều vì bệnh lý ở thận (canxi đào thải hàng ngày qua nước tiểu cùng protein niệu). Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định cụ thể.
Thiếu các vi chất dinh dưỡng hỗ trợ: ♋Các dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ trẻ tăng chiều cao bao gồm vitamin D, kẽm, sắt... Ví dụ, tình trạng sẽ gây giảm quá trình khoáng hóa hoặc khử khoáng canxi từ xương, dẫn tới còi xương ở trẻ nhỏ. Nhu cầu vitamin D khuyến nghị hàng ngày ở trẻ em 0-12 tháng là 400 IU/ngày, trẻ 1-18 tuổi là 600 IU/ngày. Ba mẹ nên tư vấn bác sĩ để biết cách bổ sung cụ thể,🦩 vì nếu lạm dụng vitamin D kéo dài sẽ gây ngộ độc, tăng nồng độ canxi máu, gây chán ăn, buồn nôn, nôn, khát nước, đa niệu, yếu cơ, đau khớp, khó ngủ...
Theo bác sĩ Trà Phương, kẽm là một khoáng chất cần ಌthiết cho sự tăng trưởng, phát triển và đóng vai trò xúc tác cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Kẽm cần thiết cho cấu trúc một số protein, cấu trúc enzym liên quan đến vai trò chức năng hoạt độn🍨g, tăng trưởng của tế bào.
Nhu cầu kẽm khuyến nghị hà🦩ng ngày cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi là 2-4 mg/ngày, trẻ từ 7 tháng tuổi đến 18 tuổi dao động từ 3-11 mg/ngày và mỗi độ tuổi đều có khuyến cáo mức không nên vượt qua riêng. Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn cụ thể.
Kim Thư