Trả lời:
Người bệnh đái tháo đường ăn khoai lang thay cơm hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn so với ăn cơm trắng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều hơn 168 g khoai lang mỗi lần vì có thể khiến đường huyết tăng cao. 100 g khoai lang có 11,9 tải lượng đường huyết, 100 g cơm trắng có tải lượng đường huyết là 56. Trong khi tღải lượng đường huyết có thể khiến nồng độ glucose máu tăng cao là 20.
Hàm lượng chấꦗt xơ trong khoai lang cao gấp 7,5 lần so với cơm trắng. Trung bình 100 g cơm trắng chứa 0,4 g chất xơ. Còn 1ꦰ00 g khoai lang chứa 3 g chất xơ. Chất xơ giúp ruột hạn chế hấp thụ đường và carbohydrate từ thực phẩm khác, hỗ trợ người bệnh kiểm soát đường huyết.
Khoai lang còn là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Trung bình 100 g khoai lang chứa hơn 8.500 mcg beta carotene, có tác dụng chống oxy hóa, giúp tế bào tăng mức tiêu thụ glucose, cải thiện độ nhạy với insulin - hormone giúp điều hòa đường huyết. Điꩵều này có ý nghĩa quan trọng với người bệnh kháng insulin (tình trạng tế bào mất độ nhạy với insulin) - nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 2.
Bạn nên ăn khoai lang cân đối với các loại thực phẩm khác, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ nhóm dưỡng chất chính gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Cần lꩲưu ý đến lượng carbohydrate đến từ thực phẩm khác ăn kèm khoai lang, đ🃏ảm bảo tải lượng đường huyết trong mỗi bữa không vượt quá 20.
Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, tái khám định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa, thực phẩm tái, sống. Kiểm soát cân nặng,🦩 không để thừa cân, béo phì.
Người bệnh nên đi khám dinh dưỡng.🐼 Xét nghiệm vi chất bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC giúp xác định cơ thể đang thiếu hay thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |