Tiếp tục câu chuyện về chất lượng dạy và học tiếng Anh tại các trường Việt Nam, độc giả Dương Thị Hồng Ngọc chia sẻ những khó khăn của người học:
"Tôi là một sinh v🌜iên đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Tôi cho rằng giáo dục ngoại ngữ của ta còn nhiều hạn chế. Cách dạy quá khô khan, lý thuyết, và những bài kiểm tra dồn dập đã đánh mất niềm vui và những 🌃đam mê ban đầu của việc học tiếng đối với đa số người trẻ. Những hình thức kiểm tra cổ hủ thậm chí còn khiến cho học sinh, sinh viên chúng tôi cảm thấy sợ học.
Đồng ý là song song với việc học trên lớp, việc tự học cũng vô cùng quan trọng. Nhưng trên thực tế, việc không quá nhiều lý thuyết và không có thực hành đã gây ra ít nhiều ác cảm về môn ngoại ngữ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, quan điểm việc học lý thuyết ở trên lớp, còn thực hành nói mỗi người nên tự giác, là điều có thể hiểu được. Nhưng không phải ai cũng 🎀có thể tự học. Học sinh thường ít tự giác hơn. Nói chung con người sẽ chỉ làm việc khi có lý do, có mục đích, động lực để🔜 làm, nghĩa là được giao nhiệm vụ.
Dạy ngoại ngữ hiện nay đang thờ ơ cái gốc rễ là để giao tiếp. Những lý thuyết nhàm chán chỉ đem lại sự chán ghét của người học đố🌟i với môn học. Cần lắm sự lên tiếng để tác động thay đổi phương thức học tiếng".
Bạn đọc Lê Triệu Phủ cho rằng chương trình dạy và học Tiếng Anh tại các trường phổ thông hiện nay chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa":
"Các chương trình dạy và học ngoại ngữ tại các trường phổ thông hiện nay, theo đánh giá của tôi, chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa" cho có lệ, không có tác dụng. Ngoại ngữ là một bộ môn cần có người truyền đạt, có năng lực rõ ràng, học sinh cần được tiếp cận thường xuyên hằng ngày. Tuy nhiên, với chương trình học dày đặc các môn như hiện nay, các trường lo thi đua thành tích nên không thể nào tập trung cho bộ môn ngoại ngữ phát triển tốt hơn được. "Trồng người" cũng cần được chăm bón đúng giai đoạn, nhồi ép chỉ khiến cho "ngoài chín trong sống".
Để nâng cao trình độ Tiếng Anh cho học sinh, nhiều trường phổ thông đã có liên kết với giáo viên nước ngoài để giảng dạy, tuy nhiên, độc giả Thịnh Hà chia sẻ:
"Hiện nay, các trường đang có chương trình học Tiếng Anh bản ngữ với người nước ngoài. Theo tôi, đây là một khoản lợi nhuận không nhỏ đối với nhà trường nhưng những gì học sinh học được lại rất ít. Chỉ có 10% học sinh có thể học được với người nước ngoài, còn lại 90% hiện diện trong lớp chỉ có chơi hoặc nói chuyện đùa vui. Các em nói rằng tiết học này là một tiết học giải trí vì học thì ít còn chơi là nhiều. Các em có nghe được gì, hiểu ♑được gì đâu mà học? Kết quả thi Tiếng Anh hiện nay là một bằng chứng rất rõ về thực trạng học ngoại ngữ ở các trường".
>> 'Trình độ giáo viên không đều, học sinh còn kém 🅠ngoạꦉi ngữ'
Bạn đọc Dat Pham Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dạy và học tại các trường phổ thông:
"Theo tôi, để nâng cao chất lượng dạy và học 🤡Tiếng Anh, cần bỏ ngay kiểu thi, kiểm tra bằng cách trắc nghiệm. Học sinh bây giờ có quá nhiều mối quan tâm thay cho việc học. Học bài mới, từ mới không bị bắt buộc vì giáo viên có kiểm tra đâu. Khi làm trắc nghiệm, các em sẵn sàng chơi xổ số. Tôi biết rất nhiều cháu lớp 11-12 hiện nay không có một chút vốn từ, mẫu câu nào, thua cả học sinh lớp 3-4. Tôi từng phải ý kiến với giáo viên để yêu cầu cô giáo dạy Tiếng Anh kiểm tra từ mới các con đều đặn và thấy học sinh chịu học hơn để không bị điểm kém".
Nhấn mạnh việc dạy Tiếng Anh cần chuẩn ngay từ đầu thay vì dạy sai, học sai từ bé rồi mất công chỉnh sửa lại ở các cấp học sau, độc giả Nguyen Tra My đưa ra ý kiến:
"Việc sửa sai khó hơn rất nhiều so với học mới từ đầu. Hồi xưa, tôi cũng t🌌ự tập môn bóng bàn, đánh chơi với mọi người cũng ổn. Sau đó, muốn nâng cao trình độ nên tôi đi học với thầy. Vì tự tập không đúng kỹ thuật nên thầy mất rất nhiều thời gian để sửa lại cho tôi. Trẻ em như từ giấy trắng, nếu chưa biết gì rất dễ dạy. Nhưng dạy người sai cơ bản rất khó.
Môn Tiếng Anh cũng vậy, tôi làm bài test ngữ pháp được điểm cao và tự đọc sách Tiếng Anh được, n🦩hưng khi nghe - nói lại rất "thảm hoạ". Nói tiếng Anh với con, tôi liên tục bị phàn nàn "mẹ nói gì con không hiểu", "mẹ phát âm sai rồi"... Khi mở từ điển ra tra, tôi chỉnh lại được lúc đó, nh𝓀ưng lần sau lại sai theo thói quen. Trong khi đó, nếu cứ để tâm vào phát âm, tôi lại không nghĩ ra câu gì để nói, không được tự nhiên như bọn trẻ bây giờ khi nói tiếng Anh một cách rất trôi chảy.
Rút kinh nghiệm bản thân, tôi tìm nơi dạ🧸y con tiếng Anh bài bản từ nhỏ, tránh việc sau này mất nhiều thời gian và tiền bạc để đi sửa sai. Hiện có rất nhiều đứa trẻ rơi vào trường hợp ở trên trường cô phát âm một kiểu, học ở trung tâm phát âm lại khác. Đứng giữa đôi đường thế này, chúng rất hoang mang, kết quả là không nói tiếng Anh theo chuẩn mà theo kiểu của chúng. Sau này cần nói để người khác hiểu được cần 💧chỉnh lại, rất mệt mỏi".
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Lê Phạm tổng hợp