Chị Lê Thị Mai Thanh, ngụ tại quận Phú Nhuận TP HCM, mang thai con đầu lòng được 1,5 tháng. Gần đây chị Thanh ốm nghén liên tục, bị giảm cân. Chị cố gắng ăn để tăng cân nhưng cứ ăn vào thì nôn ói hết. Chị băn khoăn việc ốm nghén nhiều như vậy có khiến con bị suy dinhღ dưỡng không.
"Tôi rất lo lắng con sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng ốm nghén của mình. Nhưng tôi nghe▨ nói, thai phụ ốm nghén nên tạm thời nhịn ăn hoặc chỉ uống nước để không bị ói gây động thai, không biết có đúng không?", chị Mai Thanh chia sẻ.
BS.CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khuyến cáo, phụ nữ mang thai mà nhịn ăn là không đúng. Nếu ốm nghén, mẹ bầu rất dễ bị n♋ôn, thậm chí chỉ cần nghe mùi thức ăn là đã muốn nôn. Tuy nhiên, lúc này mẹ vẫn cần tăng cường dinh dưỡng cho cả mẹ và con nên không thể nhịn ăn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn những món mình yêu thích. Lỡ nôn ra thì mẹ cần nghỉ một xíu cho dịu cơn nôn rồi ăn lại từng chút một. Nên ưu tiên thực phẩm nước, lỏng cho dễ nuốt, hoặc ăn vài bánh quy khô sẽ đỡ cảm giác nôn nao, an dạ dày hơn thì sẽ ăn được cơm, bún, phở,...
"Tùy vào từng trường hợp, nhưng khi mẹ nôn sẽ mất chất, mất sức, mất nước nên cần phải ăn để bù vào. Nếu mẹ không ăn khô được thì ✱ăn lỏng, uống thêm sữa... để đảm bảo dinh dưỡng cho con♑", bác sĩ Yến Thủy cho biết.
Ghi nhận của Dinh dưỡng Nutrihome cho thấy có khoảng 70% thai phụ bị ốm ngꦛhén, đặc biệt là từ tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và thường s🌄ẽ chấm dứt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Mẹ bầu không nên quá lo lắng quá khi bị ốm nghén, tuy nhiên, nếu ốm nghén trở nên trầm trọng như nôn ói không ngừng, mất nước, sụt cân nghiêm trọng... thì nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho bé 🍒phát triển.
Về năng lượng và các dưỡ🐎ng chất cần bổ sung khi ốm nghén, 𒆙PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, vì mẹ bầu thường ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất nên trong giai đoạn này, để hạn chế suy dinh dưỡng thai kỳ, mẹ cần đảm bảo mức năng lượng trung bình đạt 2.200 calo/ngày. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5, 6 lần mỗi ngày, uống đủ nước và trong khẩu phần ăn hàng không nên thiếu các dưỡng chất sau:
Protein: Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ cần nạp lượng protein gấp đôi so với trước lúc mang thai, bao gồm cả đạm 🔥động vật và đạm thực vật. Một số thực phẩm chứa nguồn protein tốt là trứng, thịt nạc, sữa, các loại đậu, măng tây, cải bó xôi, súp lơ xanh...
Carbohydrate (carb – chất bột đường): khi carb được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ đi qua nhau thai giúp nuôi dưỡng thai nhi. Có thể kể đến các loại thực phẩm có lượng carb tốt mẹ bầu nên ăn thường xuyên như: các loại hạt, các l🌱oại đậu, gạo lứt, yến mạch, chuối, sữa tươi ít béo... Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai và giữ lượng máu l꧋uôn ổn định.
Lipid (chất béo):nhiều mẹ bầu, đặc biệt những thai phụ nghén nặng thường được khuyên không nên ăn chất béo trong thai kỳ, đặc biệt các thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng nghén nặng hơn. Tuy nhiên, nếu loại hoàn toàn chất béo ra khỏi t♕hực đơn cho bà bầu ốm nghén có thể bất lợi cho việc cơ thể hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Thậm chí, nó có thể ảnh hưởng chức năng nhiều cơ quan như não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Theo khuyến nghị, 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu cần ăn 46,5 – 58,5g chất béo/ngày.
Mẹ🌠 bầu cần chọn nguồn chất béo tốt có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu ô li♕u, dầu đậu nành... và tránh xa chất béo xấu có trong mỡ/dầu động vật.
Vitamin và khoáng chất: Tuy không tạo ra năng lượng nhưng vitamin🧸 và khoáng chất là những vi chất thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi. ﷽Nếu thiếu hụt các vi chất trong thai kỳ, đặc biệt chất sắt, kẽm, vitamin D, canxi... thì thai nhi và trẻ sinh ra sẽ đối mặt với các nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu cân, còi xương, thiếu máu....
Theo đó, mẹ bầu ốm nghén nặng vẫn cần duy trì bổ sung các vi chất như axit folic (cải bó xôi, củ cải trắng, súp lơ xanh...), chất sắt (thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, các l🐽oại rau có màu xanh đậm...), kẽm (gan động vật, trứng, ngũ cốc, súp lơ xanh), vitamin C giúp tăng sức đề kháng và giảm các triệu chứng ốm nghén (cam quýt, các loại rau xanh đậm...), canxi (sữa chua, phô ﷽mai, sữa tươi không đường, đậu hũ...), vitamin D (tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày)...
Bác sĩ Yến Thủy cho biết thêm, phụ nữ thiếu kẽm khi mang thai thì thường sẽ nghén nhiều hơn. Do đó, thai phụ cần lưu ý bổ sung kẽm có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cá, hàu, sò,... Có thể tưꦇ vấn bác sĩ để cho thêm thuốc bổ sung kẽm phù hợp cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu tình trạng ốm nghén nặng kéo dài, mẹ bầu có thể thử uống nước gừng ấm với chanh và mật ong vào mỗi buổi sáng để giúp kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa. Bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai... và bánh mì, bánh quy có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày. Các thức uống như nước dưa hấu, nước củ cải, ăn chuối, khoaꦓi lang, khoai tây nướng...cũng có thể giúp giảm các triệu chứng ốm nghé🎶n và cung cấp thêm dưỡng chất cho mẹ và con.
Minh Anh