Hệ mi꧙ễn dịch là một mạng lưới phức tạp, liên tục hoạt động để bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như vi khuẩn, virus, độc tố, ký sinh trùng. Bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết hệ thống miễn dịch cung cấp hai tuyến phòng thủ gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Tuyến phòng thủ bẩm sinh gồm các hàng rào vật lý (da, niêm mạc), hàng rào hóa học và tế bào.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh kém đặc hiệu hơn vì chúng phản ứng theo cùng một🙈 cách với tất cả tác nhân xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Nếu cơ 🍬chế này không hiệu quả trước mối đe dọa, hệ thống miễn dịch thích ứng sẽ tiếp quản.
Hệ miễn dịch thích ứng gồm các tế bào máu và protein chuyên biệt nhắm vào nguyên nhân gây nhiễm trùng cụ th⛦ể. Chúng có khả năng "ghi nhớ" nên cơ thể có thể miễn nhiễm với một số bệnh cụ thể sau lần tiếp xú🤡c đầu tiên.
Theo bác sĩ Trà Phương, để cơ thể khỏe m𝐆ạnh, hệ thống miễn dịch cần hoạt động tốt. Một s𒅌ố bệnh lý, tác động của thuốc, lối sống như hút thuốc, uống rượu quá mức ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống cũng có thể tác động đến sức khỏe miễn dịch. Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, chức năng hàng rào ruột, quá trình viêm và chức năng bạch cầu.
Chế độ ăn kém khoa học có mối liên hệ với tăng nguy cơ mắc bệnh, dị ứng cao hơn và phản ứng miễn dịch giảm. Cụ thể là nhiều꧅ chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối cũng như calo.
Ngược lại, chế độ ăn giàu thực phẩm toàn phần như rau, trái cây, các loại hạt,🏅 đậu, hải sản và ít thực phẩm chế biến sẵn giảm nguy cơ mắc bệnh, thúc đẩy chức năng miễn dịch.
Bác sĩ Trà Phương cho biết chế độ ăn Địa Trung Hải giảm nguy cơ mắc bệnh, dấu hiệu viêm và tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chế độ ăn này chủ yếu là rau, các loại đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu. Chúng cung cấp vitamin C, A, D, B6, B12, kẽm, đồng, folate, sắt, selen, giúp h💯ệ mi𓄧ễn dịch hoạt động tối ưu.
Hệ vi sinh đường ruột khỏe là rào cản chống lại tác nhân gây bệnh tiêu hóa, giജảm sản xuất protein gây viêm từ các tế bào miễn dịch. Thực phẩm tốt cho đường ruột, tăng đề kháng như sữa chua lên men.
Thực phẩm và đồ uống cũng tác động đáng kể đến lượng đường trong máu như soda, kẹo, ngũ cốc có đường. Chúng có thể tăng mức độ protein gây viêm gồm hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha), protein phản ứng C (CRP) và interleukin-6 (IL-6). Người có lượng đường trong máu cao hơn có phản ứng miễn dịch bẩm sinh thấp hơn. Họ cũ🎶ng có mức CRP - dấu hiệu của viêm cao hơn.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D và C, kẽm cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch. Người có nguy cơ cao nên duy trì ăn ít thực phẩm chế biến, nhiều thực phẩ🍬m toàn phần và món giàu chất dinh dưỡng.
Bên cạnh ăn uống lành mạnh, bác sĩ Trà Phương khuyến khích hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng... Thói quen tốt hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
Bảo Bảo
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |