Trả lời:
Ung thư ෴là sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâꦕm nhập, phá hủy các mô, tế bào cơ thể bình thường. Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết, phân chia nhanh chóng đến khu vực khác gọi là di căn.
Về dinh dưỡng, khuyến nghị của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho thấy người bệnh ung thư🦩 không loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ trong khẩu phần ăn. Bởi thịt đỏ là nguồn cung cấp giá trị dinh dưỡng lớn, , giàu sắt, kẽm và vitamin B12 cần thiết cho cơ thể. Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng, chống chọi bệnh tật.
Người bệnh ung thư nên ăn thịt đỏ theo khuyến nghị (khoảng 350-500 g mỗi tuần) và tránh cách chế biến nướng. Một người trưởng thành nên ăn khẩu phần đa dạng, cung cấp protein có nguồn gốc động vật gồm thịt đỏ, thịt trắng (gia cầm, thủy hải sản), trứng, sữa và protein có nguồn gốc thực vật gồm các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt꧟ chế biến sẵn so với khuyến nghị là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Các loại thịt chế biến sẵn có chứa nhiều muối và một số phương pháp nấu như nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra vết cháy chứa hóa chất gây ung thư gọi là các amin dị vòng (HAC). Ngoài ra, khi phần mỡ béo nhỏ giọt vào vỉ nướng, ngọn lửa bao trùm lên thực phẩm sẽ tạo ra hydrocarbon đa thơm (PAH) là một chất hóa học có nguy cơ gây ung thư.
Mỗi người nên đi khám dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn với hàm lượng thịt đỏ cụ thể phù hợp. Đồng thời,⛎ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome