Bé t♚rai Trần Tuấn Minh (ngụ Trung Văn, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) 7 tuổi nặng 15 kg. Minh bị thiếu 7,5 kg so với tiêu chuẩn cân nặng trung bình theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chị Lê Minh Anh (mẹ Tuấn Minh), chia sẻ con sinh ra được 3,8kg, cân nặng tăng đều đến khi được 5 tháng thì chững lại. Tình trạng chậm lên cân và thiếu cân theo chuẩn diễn ra từ khi Minh 8 tháng đến nay. Thấy con còi cọc kèm áp lực trước họ hàng, người thân, chị Minh Anh sợ con gầy yếu sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt nên nghe ai mách có thuốc gì giúp tăng cân, bổ sung dinh dưỡng cho con, chị cũng nghe theo.
"Tôi săn lùng các loại thuốc bổ ngoại, từ canxi đến vitamin D, sắt, kẽm... Bổ sung cho cháu qua nhiều đường, thuốc không được thì dạng xịt, dạng viên ném, trộn vào thức ăn. T🦩hế nhưng đến nayܫ con vẫn chưa cải thiện tình trạng", chị Minh Anh nói.
K𒅌hông chỉ chị Minh Anh, nhiều phụ huynh có con còi ��cọc khác cũng có chung áp lực muốn con tăng cân nhanh dẫn đến bổ sung vi chất không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trong nhiều trường hợp bệnh nhi được đưa đến bệnh viện khám, đa số các gia đình đã từng mua thuốc bổ các loại để bổ sung cho trẻ theo kinh nghiệm, truyền tai nhau giữa các ಌmẹ. Tuy nhiên đa phần đều không có tác dụng gì, thậm chí có trẻ còn bị biếng ăn hơn trước, do bổ sung không đúng loại chất dinh dưỡng trẻ bị thiếu. Mỗi trẻ là mỗi cơ thಌể khác nhau, cách ăn uống khác nhau, nên thuốc hiệu quả với trẻ này chưa chắc đem lại lợi ích cho trẻ khác.
"Việc tự ý bổ sung các chất dinh dưỡng không phù hợp cho trẻ có thể không đem lại lợi ích mà còn gây hại cho trẻ. Chẳng hạn nếu bổ sung không đúng loại vi chất trẻ đang thiếu thì sẽ không có hiệu quả cải thiện ăn uốn🧸g và sức khỏe mà còn có thể bị dư thừa, nếu không thải được ra ngoài mà tích lũy nhiều trong cơ thể thì có thể gây ngộ độc (ví dụ vitamin tan trong chất béo A, D, E, K, ...). Việc bổ sung các chất dinh dưỡng không cân đối, năng lượng rỗng có thể gây dư năng lượng dẫn đến béo phì nhưng vẫn bị thiếu vi chất dinh dưỡng" - bác sĩ Yến Thủy cảnh báo.
Thông thường với các trẻ đến khám, các bác sĩ sẽ hỏi về chế độ ăn và tă🥃ng trưởng của trẻ, cách cho ăn của bố mẹ, các thuốc trẻ đang dùng, có thể phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh hoặc kiểm tra vi chất xem trẻ thiếu chính xác chất gì,... rồi mới điều trị dinh dưỡng bằng bổ sung các loại thuốc phù hợ🍬p, hướng dẫn lại khẩu phần ăn và thực phẩm cần thiết.
Tại Việt Nam hiện nay, qua các điều tra dịch tễ cộng đồng cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu protein năng lượng ở trẻ em đang dần giảm thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 19,9% vào năm 2008 thay vì 30- 40% vào khoảng 10 năm trước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6% được xếp vào mức trung bình theo theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng mặc dù đã có nhiều Chương trình quốc gia về dinh dưỡng đang được triển khai trên toàn quốc. Tình trạng thiếu vi chất tập trung vào các loại như vitamin A, kẽm và sắt, I ố🦂t, canxi, vitamin D,꧙...
Trẻ béo cũng có thể thiếu vi chất
Theo bác sĩ Yến Thủy, đa số trường hợp trẻ gầy đều bị thiếu vi chất. Tuy nhiên, những trẻ có cân nặng bình thường, thậm chí thừa cân béo phì, vẫ🎃n có tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng. Trên Thế giới, người ta gọi thiếu vi chất là "nạn đói tiềm ẩn", do các biểu hiện thiếu vi chất thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn nhưng lại rất thường gặp trong cộng đồng và gây những tác động lớn ảnh hưởng sự phát triển và trí tuệ của giống nòi, sức lao động của xã hội. Thiếu vi chất dinh dưỡng là vấn đề dinh dưỡng của cộng đồng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước đã phát triển.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu🌱 vi chất, bao gồm cơ thể đang phát triển có nhu cầu vi chất cao; việc thường bị bệnh nhất là nhiễm trùng cũng làm tăng nhu cầu về vi chất, hoặc🔯 do nhiễm giun sán,...
"Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do ăn uống không đa dạng thực phẩm, không thay đổi món ăn, ăn thiên lệch và không cân đối, ăn nhiều thường xuyên thức ăn công nghiệp 🧔chế biến sẵn ít vi chất, biếng ăn hoặc kén ăn..." - bác sĩ Yến Thủy nói.
Bác sĩ Thủy khuyến cáo, các gia đình nên cho trẻ ăn đúng theo từng độ tuổi của trẻ, cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng🌼 cần thiết với số lượng phù hợp, tập ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau trong ngày, thay đổi món, ăn cả phần xác (phần cái) của thực phẩm chứ không chỉ ăn nước hầm xương, nước luộc thịt hay luộc rau,... Cho trẻ uống đủ sữa và sử dụng gia vị chứa I ốt để bổ sung cho cơ thể.
Nếu nghi ngờ thiếu vi chất thì hiện nay máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC xét nghiệm vi chất hiện đại bậc nhất, có khả năng định lượng vi chất trong cơ thể ở nồng độ thấp nhất (nanogram/ml).🌸 Tùy trường hợp trẻ sẽ được﷽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác về dinh dưỡng. Căn cứ vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, trẻ sẽ được bổ sung vi chất theo đúng hướng dẫn cần thiết của bác sĩ.
Anh Chi