꧟Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sự tập trung, tư duy mạch lạc và nhớ lâu. Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, người ngủ đủ thường kiểm soát cảm xúc, giỏi suy luận, sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt hơn. Người bị thiếu ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc mắc các vấn đề về giấc ngủ có dấu hiệu suy giảm nhận thức (tùy mức độ bệnh lý). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ kém với chứng sa sút trí tuệ và Alzheimer (bệnh lý suy giảm nhận thức lâu dài).
♑Theo các nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, mỗi người trải qua khoảng 4-6 chu kỳ ngủ mỗi đêm. Mỗi chu kỳ ngủ kéo dài 70-120 phút, não bộ và toàn cơ thể vẫn thực hiện các phản ứng trao đổi chất nhất định. Hoạt động của não lúc này tuy chậm lại nhưng vẫn tạo ra các sóng não nhất định, giúp giấc ngủ được sâu. Quá trình ngủ cũng kích hoạt hoặc tạm dừng hoạt động của các chất hóa học trong não, cơ thể được dịp nghỉ ngơi và phục hồi.
🔴Khi ngủ thiếu giấc, não bộ sẽ cố gắng hoạt động bình thường trong khi cơ thể chưa kịp phục hồi. Các nhà nghiên cứu về tình trạng thiếu ngủ chia làm hai nhóm bệnh nhân: chứng thiếu ngủ một phần ở người chỉ ngủ vài giờ và thiếu ngủ toàn phần ở người thường xuyên thức trắng đêm.
Chứng thiếu ngủ một phần
♍Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, chứng thiếu ngủ một phần có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất hơn sức khỏe não bộ. Hoạt động của các hormone lúc này bị thay đổi, tăng sinh hormone căng thẳng khiến tâm trạng bạn thêm bất ổn, dễ cáu kỉnh và tức giận. Các cơ quan trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng chức năng hoạt động.
🍬Người bị thiếu ngủ một phần khó tập trung và giảm chú ý trong sinh hoạt. Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ làm chậm tốc độ và giảm chức năng suy nghĩ vùng vỏ não trước. Vỏ não trước có chức năng kiểm soát các hoạt động bậc cao như khả năng ngôn ngữ, sự sáng tạo, tính tổ chức và tư duy linh hoạt. Do đó, khi bạn thiếu ngủ, vùng vỏ não trước trán dần sẽ "kiệt sức", lâu dài có thể khiến suy giảm khả năng tập trung, giao tiếp, kết nối dữ liệu và tăng nguy cơ trở nặng.
Chứng thiếu ngủ toàn phần
Theo tạp chí Thông tin y học Medscape (Mỹ), người bị thiếu ngủ toàn phần là các bệnh nhân mắc chứng mất ngủಌ ít nhất một đêm, gây giảm khả năng sinh hoạt ngay sau đó. Bệnh nhân bị giảm hiệu suất ghi nhớ ngắn và dài hạn. Trí nhớ giảm do sự suy giảm mức độ dẻo dai của khớp thần kinh vùng hải mã của não bộ. Vùng này có mạng lưới tế bào thần kinh đặc biệt, như một tấm bản đồ, giúp người ghi nhớ và cải thiện trí nhớ. Có 5 giai đoạn tiến triển của tình trạng thiếu ngủ với mức độ nghiêm trọng tăng dần sau.
Giai đoạn một:ღ Trải qua 24 giờ không ngủ, bạn có thể gặp phải các triệu chứng tương tự thiếu ngủ một phần như giảm tốc độ và chức năng suy nghĩ mạch lạc, tâm trạng bất ổn, giảm khả năng tập trung, giao tiếp kém dần.
Giai đoạn 2:ไ Khi trải qua 36 giờ liền không ngủ, não bộ sẽ giảm khả năng học thông tin mới, giảm trí nhớ, giảm phản xạ và khó đưa ra quyết định.
Giai đoạn 3:ಞ Trong 48 giờ không ngủ, cơ thể sẽ trong giai đoạn thiếu ngủ dữ dội hơn, khiến bạn có thể bị rơi vào trạng thái ngủ vô thức trong một vài đến 15 giây. Cơ thể trở nên dễ lo lắng bồn chồn, ảo giác hoặc suy nhược cơ thể.
Giai đoạn 4: 🍰Người thiếu ngủ 72 giờ liền dễ bị suy nhược cơ thể, ảo tưởng và rối loạn mạch suy nghĩ.
Giai đoạn 5:🃏 Khi thức trong 4 ngày liền, người bệnh có thể bị ảo tưởng dữ dội (chứng rối loạn tâm thần giấc ngủ). Lúc này, não gần như không thể phân tích chính xác thực tại. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất, dẫn đến tử vong.
🙈Nếu nhận thấy có dấu hiệu bị suy giảm nhận thức hoặc buồn ngủ ban ngày quá mức, ảnh hưởng đến mạch suy nghĩ và chất lượng công việc, bạn nên thăm khám với bác sĩ sớm để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ giúp xác định và loại trừ các tác nhân bệnh lý nội thần kinh hay các nguy cơ tiềm ẩn liên quan và hỗ trợ điều trị kịp thời.
💯Bạn cố gắng tạo một số thói quen như đặt lịch đi ngủ cùng một khung giờ đều đặn; tránh uống thức uống có cồn hay caffeine buổi tối ít nhất 4 giờ; giảm sử dụng thiết bị điện tử trong không gian ngủ... Người thiếu ngủ cố gắng cải thiện nhịp sinh hoạt, điều trị bệnh lý để ngủ ngon, dần lấy lại nhịp tư duy nhạy bén, duy trì sự minh mẫn.
Mai Trinh
(Theo Sleep Foundation, Sleep Association)