Biên độ thuế chống bán phá giá tôm cao tới 67,8% đang khiến các q♑uan chức thuỷ sản Brazil đứng ngồi không yên. Họ🌃 cho biết, sẽ bằng mọi cách đảo ngược kết quả này, nếu phán quyết cuối cùng của Mỹ vẫn không thay đổi, sẽ mang tới tranh luận trước trước WTO để tìm lại công lý.
Cũng buồn và thất vọng như bao doanh nghiệp thủy sản trong nước sau khi nghe phán quyết của DOC, song Chủ tịch VASEP Hồ Quốc Lực vẫn lạc quan tin vào tương lai của con tôm VN. Ông cho rằng, nguồn cung trên thế giới đang khan hiếm vì vậy giá mặt hàng này sẽ không biến động.
Ngoại trừ Brazil phải chịu biên thuế cao nhất lên tới 67,80%, 3 nước còn lại đều được hưởng thuế suất thấp, dưới 30%. Phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đêm qua là tin buồn đối với doan෴h nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Các trang thông tin của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm nay đều không đăng tải phán quyết về vụ kiện chống bán phá giá với 4 nước còn lại và cũng không đưa ra thông báo chính thức lùi thời hạn ra phán quyết. Tuy nhiên, theo VASEP, đêm nay các nước mới có thể biết mức thuế sơ bộ đối với mình là bao nhiêu.
Dưới nhan đề "Con tôm và Mối bất hoà", bài xã luận đăng trên New York Times hôm 21/7 một lần nữa phản đối phán quyết sơ bộ về vụ kiện tôm, đồng thời chỉ ra những nghịch lý trong chính sách thương mại của Mỹ. VnExpress xin giới thiệu nguyên văn bài viết.
Bộ Thủy sản ước tính giá trị xuất khẩu toàn ngành tháng này đạt khoảng 1,18 tỷ USD, tăng 0,68% so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân đưa kim ngạch vượt mốc 1 tỷ USD chính là sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng cá tra, basa và kể cả đợt tăng giá tôm sau phán quyết vụ kiện chống bán phá giá.
Nên hay không nên cấm nhập khẩu, hay áp thuế 40%? Câu hỏi này đang thổi bùng lên những tranh luận gay gắt trong lòng đảo quốc, giữa ngư dân với các nhà chế biến. Những người nuôi tôm Indonesia thì yêu cầu chính phủ cấm tiệt hàng nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm từ 6 quốc gia bị Mỹ kiện phá giá.
Bộ trưởng Nghề cá và các vấn đề hàng hải Indonesia Rokhmin Dahuri vừa đề xuất mức thuế trên với lý do bảo vệ ngành đánh bắt trong nước trước cơn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ. Song theo giới quan sát, động thái này cho thấy Jakarta không muốn dính líu tới tôm của 6 quốc gia bị kiện phá giá.
Hôm nay, Ủy ban Đặc nhiệm về Tôm của Mỹ (CITAC) tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại mức thuế vô lý đối với tôm Trung Quốc và Việt Nam. Theo CITAC, đây là một chính sách thương mại sai lầm của chính quyền Washington.
Theo lịch trình, đêm nay (giờ Hà Nội), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ ra phán quyết sơ bộ về thuế bán phá giá với tôm Trung Quốc và Việt Nam, sau gần 1 tháng trì hoãn. Tuy nhiên, vì rơi꧂ vào kỳ nghỉ quốc khánh, sớm nhất cũng phải thứ 2 tới, DOC mới công khai quyết định.