Trả lời:
Năng lượng chủ yếu trong mì gói (mì tôm) là tinh bột và chất béo. Trong giai đ💝oạn phát triển, nhất là tuổi tiền dậy thì và dậy thì, trẻ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất khác nhau gồm bột đ𝓰ường (tinh bột), đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Trẻ ăn nhiều mì gói có nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng và thiếu vi chất. Con bạn thường xuy🃏ên ăn mì gói cho bữa chính thì nguy cơ này càng cao. Trẻ sẽ không nhận được đầy đủ các nhóm chất đạm có trong thị⭕t, cá, trứng, tôm, cua; vitamin, khoáng chất và chất xơ từ rau củ quả.
Trẻ ăn mì tôm thường xuyên có thể vẫn tăng cân, bụ bẫm. Tuy nhiên, đó là do trẻ hấp thu thừa năng lượng từ tinh bột và chất béo. Bé có cơ nhão và yếu, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, canxi...🍌 Trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng, gọi là , với cꦓác triệu chứng ban đầu thường rất khó phát hiện. Trẻ cần được xét nghiệm vi chất trong cơ thể để xác định.
Mì gói còn có chứa thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa có thể nguy hại đối với sức khỏe của trẻ. Loại dầu được sử dụng để chế biến mì gói là dầu cọ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa, tim mạch. Một số hóa chất🌜 có trong sản phẩm cũng gây hại sức khỏe nếu dùng nhiều.
Để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên kết hợp cho con dùng nhiều nhóm thực phẩm khác nhaꦕu như rau củ, thịt cá, ngũ cốc. Thỉnh thoảng bé có thể ăn mì gói nhưng nên chế biến cùng rau c𝔍ủ, thịt, tôm, trứng.
Bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |