Mặc dù chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, bộ não lại là cơ quan quan trọng, được ví như trung tâm chỉ huy của toàn cơ thể. Não bộ chịu trách nhiệm kﷺiểm soát, điềꦍu khiển gần như mọi hoạt động, cảm xúc, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khả năng học hỏi và ghi nhớ...
Phó giáo sư, tiến sĩ, –- nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y kh𒊎oa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, dinh dưỡng và giao tiếp xã hội (cách giáo dục của bố mẹ, nhà trường, tương tác với môi trường xung quanh...) quyết định đến khoảng 50-70% trí th꧑ông minh của trẻ. Theo đó, giống như các bộ phận khác trên cơ thể, bộ não cũng cần có những "thức ăn" riêng, giúp não phát triển, hoạt động tốt, đặc biệt là trong các giai đoạn vàng mà não sẽ có sự phát triển đột phá.
3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ
Phó giáo sư, tiến sĩ, thông tin, ngay từ những tuần thai đầu tiên, bộ não của trẻ đã bắt đầu hình thành, phát triển xuyên suốt trong thai kỳ. Đến sau💯 khi sinh, não bộ tiếp tục phát triển mạnh, hoàn thiện khi trẻ ở khoảng 6 tuꦉổi. Sự tăng trưởng của não bộ là nền tảng cho khả năng học hỏi, tư duy và ghi nhớ về sau này của trẻ.
Theo đó, đối với trẻ em, có 3 giai đoạn vàng đặc biệt quan trọng mà ba mẹ không thểᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ�🅠�ᩚᩚᩚ bỏ qua nhằm kích hoạt não bộ phát triển toàn diện, bao gồm:
Giai đoạn thai kỳ: ngay từ khi thụ thai hệ thần kinh của trẻ đã bắt đầu hình thành, từ tuần thai thứ 8 sẽ phát triển "thần tốc". Khi chào đời, bꦛộ não trẻ thường nặng khoảng 300 g, đạt 25% trọng lượng não bộ của người trưởng thành.
Giai đoạn 0🅺-2 tuổi:💦 bộ não của trẻ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Cụ thể, khi một tuổi, trọng lượng não của trẻ đạt khoảng 75% so với người trưởng thành, và đạt 80% trong 2 tuổi với trọng lượng khoảng 1.100 g.
Giai đoạn 2-6 tuổi: bộ não trẻ đã hoàn thiện, trọng lượng đạt 100% so với não người trưởng ♐𒉰thành. Trong giai đoạn này trẻ ghi nhớ, học hỏi rất nhanh mọi sự vật, sự việc xung quanh.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với não bộ trẻ
"Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng toàn diện của trẻ, trong đó có phát triển trí não. Phụ huynh cần nắm được các giai🀅 đoạn vàng phát triển trí não của con để từ đó thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, giúp bé phát triển trí não tối ưu", Phó giáo sư Lê Bạch Mai cho biết.
Theo đó, đối với mẹ bầu, cần thực hiện dinh d🦄ưỡng tốt khi mang thai vì nó tác động trực tiếp đế♊n sự phát triển não bộ của thai nhi và những năm sau đó. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, não của thai nhi có thể không phát triển đầy đủ, kéo theo hệ lụy khi trẻ lớn lên như chậm phát triển, kém hấp thu, trí nhớ kém.
Khi trẻ chào đời, đặc biệt trong 2 giai đoạn vàng phát triển trí não còn lại, mẹ cần xây dựng thực đơn "trúng đích" vào não bộ của trẻ, tức là có chứa những chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trí não như protein, , vitamin B, vitamin E, i-ốt, choline, chất béo lành tính, folate... Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của con để đảm🌼 bảo con phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Khi 1 tuổi, cần đảm bảo cân nặng của trẻ tăng gấp 3 lần lúc sinh, dài 75 cm; khi 2 tuổi nặng gấp 4 lần, dài 95 cm...
Mỗi mẹ và bé sẽ có tình trạng dinh dưỡng khác nhau. Tùy vào kết quả thăm khám trực tiếp, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng chuyên sâu như đo thành phần cơ thể, xét nghiệm vi chất, điện giải đồ, ꦿđánh giá thói quen, tình trạng🐎 dinh dưỡng..., các chuyên gia sẽ tư vấn xây dựng thực đơn cá thể hóa phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể của mẹ và bé.
Dưới đây là một số 🦄thực phẩm phụ huynh có thể tham khảo để hỗ trợ cho sự phát triển sức khỏe tổng thể và trí não của trẻ.
Sữa: sữa mẹ là nguồn thực phẩm số một giúp trẻ phát triển trí não, vì giàu acid béo DHA, vitamin A, D, E là những thành phần quan𝔉 trọng xây dựng não bộ. Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn t🎀oàn trong 6 tháng đầu, cố gắng duy trì đến khi trẻ được 2 tuổi.
Cá: bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá trích... là những loại cá cung cấp omega-3, một loại axit béo không no mà 🌼cơ thể khôn🍨g thể tổng hợp và tạo ra, dưỡng chất quan trọng giúp não bộ trẻ phát triển.
Trứng: cung cấp protein, omega-3, vitamin B, i-ốt và choline là những dưỡng chất quan trọng để xây♔ dựng màng tế bào não, tăng cường trí nhớ cho trẻ. Tùy theo độ tuổi của trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn lượng trứng khác nhau. Trẻ 6-7 tháng tuổi: 1/2 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa ăn, 2-3 lần mỗi tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi: 1 lòng đỏ mỗi bữa ăn, 3-4 lần mỗi tuần; trẻ 1-2 tuổi: 3-4 trứng mỗi tuần, ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày.
Các loại thịt: chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho não bộ. Đặc biệt, trong thịt bò có chứa vitamin B12,✤ sắt, kẽm giúp tăng cường thể chất và kích thích trí não, ổn định hệ thần kinh giúp trẻ tập trung, tăng cường trí nhớ.
Rau xanh lá: chứa nhiều vitamin, khoáng chất, folate... tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Folate là một vitamin nhóm B có trong cải xoăn, rau bina, rau diếp, măng tây, bông cải xanh... Vitamin v𒁃à khoáng chất có vai trò chuyển hóa, chống oxy hóa của tế bào não, giúp trí não minh mẫn hơn.
Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, lạc - đậu phộng, hướng dương...): chứa hàm lượng acid béo omega 3 𒐪và omega 6, vitamin B6, vitamin E... dồi dào. Đây là những dưỡng chất tốt cho trí não, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.
Chocolate đen🔯: các hợp chất có trong chocolate đen như flavonoids... giúp tăng cường trí nhớ, kéo dài sự tập trung, tăng tốc độ phản ứng, tăng các kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách tăng dòng máu lưu t✱hông đến não.
Bình Minh