Trả lời:
Trẻ thừa cân, béo phì thường do hấp thu năng lượng quá nhiều so với mứ♒c tiêu hao. Năng lượng này thường đến từ thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặ☂t. Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo và chất đường bột. Nạp quá nhiều năng lượng nhưng lại thiếu vitamin khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác thì cơ thể cũng không hấp thu được. Nguồn năng lượng dư sẽ được tích trữ lại tạo thành mỡ dưới da, mỡ nội tạng... Nghịch lý là cân nặng thì vẫn tăng mà cơ thể của con thì không thấy khỏe, có nguy cơ cao thiếu vi chất thể ẩn.
Để bi♚ết trẻ có bị thiếu vi chất hay không cha mẹ cần đưa con đi khám và làm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng. Ví dụ, tại Nutrihome, máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC, giúp xác định chính xác hàm lượng vitamin, khoáng chất canxi, sắt, kẽm của trẻ.
Nhìn chung, các tr🎃ẻ thừa cân có thể thiếu các vi chất điển h🦩ình bao gồm:
Vitamin D: Theo các nghiên cứu thì người béo phì sẽ bị giảm hấp thu vitamin D, do đó cần nạp vào cơ thể lượng vitamin D nhiều hơn trẻ cùng tuổi. Trẻ cũng sẽ có tình trạng thiếu vita♔min A và ꦉcác omega-3 do tiêu thụ chất béo xấu quá nhiều.
Canxi: Trẻ nạp quá nhiều thức ăn mà ít bổ sung sữa và sản phẩm từ sữa cũng dễ dẫn đến thiếu hụt canxi. Khi vit🅘amin D kết hợp với canxi thì tác dụng sẽ được phát huy mạnh mẽ. Vì vậy khi thiếu vitamin D cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của canxi.
Sắt, kẽm, magie...: Sự mất cân đối trong khẩu phần ăn làm trẻ thừa năng lượng nhưng lại thiếuꩲ các vi chất này. Sắt, kẽm, magie có nཧhiều trong thịt đỏ, hải sản, nho khô...
Các loại vitamin tan trong nước: Thói quen ăn uống ít rau xanh và trái cây sẽ khiến trẻ thừa cân thiếu các loại vitamin này. Ngoài ra, trẻ cũng có thể thiếu các acid ami𒆙n thiết yếu cho quá trình chuyển hóa của cơ thể vì lượng đạm nạp vào không cân đối với tổng năng lượng, khả năng hấp thu của cơ thể.
Tóm lại, đối với trẻ thừa cân, béo phì chỉ có năng lượng nạp vào cơ thể là dư, còn các chất dinh dưỡng khác thì hầu như sẽ thiếu. Cha mẹ🤪 có thể hiểu nôm na năng lượng như gạch đá, chất dinh dưỡng như là khung thép và xi măng. Trẻ béo phì như một ngôi nhà xây mà thiếu cốt thép và xi măng thì sức khỏe khó đảm bảo tốt.
Bạn không nên cho trẻ ăn thoải mái các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, món chiên rán nhiều dầu mỡ, kem, nước ngọt... Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích v🌼à tập cho con bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả đa dạng, thịt nạc, hải sản... Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì trẻ cần tăng các hoạt động thể chất, hạn chế xem tivi, điện thoại quá nhiều. Nếu cần một chế độ dinh dưỡng cụ thể cho con, bạn nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome