Trả lời
Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, với các biểu hiện như đi tiêu phân lỏng, không tꦫhành ⛄khuôn, có thể kèm theo dịch nhầy hoặc máu, nhiều hơn ba lần một ngày.
Bệnh khiến trẻ bị mất nước và chất điện giải, cơ thể mệt mỏi. Hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, kéo dài hay lặp𝄹 lꩲại có thể khiến trẻ biếng ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Khi trẻ tiêu chảy, bạn nên tăng cường dinh dưỡng để hỗ trợ con♎ chống lại bệnh, mau hồi phục sức khỏe. Không nên cho bé nhịn hoặc giảm ăn uống để đường ruột nghỉ ngơi. Điều này 🍒có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch do mất nước, rối loạn điện giải, nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu bé còn bú sữa mẹ, bạn cho con bú nhiề💯u hơn. Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là nước uống tốt nhất, giúp trẻ bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bù nước và chất điện giải, hỗ trợ trẻ mau hồi phục sức khỏe.
Trẻ đang ăn dặm nên uống tăng cường thêm sữa, kết hợp với ăn cháo hoặc súp loãng. Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước canh, sữa đậu nành, sữa chua, nước ép trái cây có múi (không thêm đường hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi. Bạn động viên con uống nước tùy theo khả năng, uống chậm, từng muỗng hoặc từng ngụm. Nếu trẻ bị ói thì ngưng lạ🐠i khoảng 10 phút, sau đó uống lại nhưng chậm hơn.
Với trẻ lớn hơn bị tiêu chảy, ba mẹ 🍎cho bé ăn thức ăn nấu nhừ, loãng, hạn chế thức ăn thô nhằm giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Bé không nên ăn các loại hải sản, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất xơ, món chiên xào có nhiều dầu mỡ, vì làm tăng gánh nặng tiêu hóa. Điều này có thể khiến bệnh tiêu chảy tăng nặng hoặc kéo dài lâu khỏi.
Khi , bạn theo dõi sát tình trạng sức khỏe và ph𒅌ân của trẻ mỗi lần đi tiêu. Nếu trẻ tiêu chảy kéo dài hoặc có các biểu hiện nguy hiểm như trong💎 phân có máu, tiêu chảy kèm theo sốt, co giật, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng dữ dội..., bạn đưa con đến cơ sở y tế để khám, điều trị.
Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |