VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 24/11/2024

Tim tôi được bác sĩ khám bảo tim đập chậm, tôi thường hay mệt, có nhiều cơn đau thắt ngực, kiểu co bóp từng cơm, mệt vô cùng. Đau lan ra bả vai, xuống tay trái, tê tay, bác sĩ cho tôi hỏi như vậy thì tôi bị về vấn đề gì và khám hay uống thuốc như thế nào? Mẹ của tôi cũng bị ...

vppngocngan, 49 tuổi, Vĩnh Long

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Trong câu hỏi🅠 của bạn có ba vấn đề, tôi sẽ giải thích từng vấn đề:

Thứ nhất là nhịp tim chậm có thể do như Block nhĩ thất, suy nút xoang hoặc nhịp🍌 chậm sinh lý... bạn cần đo điện tim lúc nghỉ, đo điện tim 24-48 giờ, nghiệm pháp đánh giá suy nút xoang... Khi có chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ cho chỉ định như uống thuốc để tăng nhịp hay đặt máy tạo nhịp tim để nhịp nhanh hơn, còn trường hợp chậm nút xoang do sinh lý bình thường thì không cần phải điều trị thuốc.

Thứ hai là đau thắt ngực, đau lan ra bả vai, xuống tay trái, mệt là triệu chứng của bệnh hẹp mạch vành. Giống như hình ảnh một ống nước bên ngoài, lúc mới đầu, ống rộng sau một năm ống bị đóng cặn dọc theo thành ống, gây hẹp từ 1%, năm sau hẹp tiếp thành 2%, tiếp diễn 50%꧂, 70% đến 5-10 năm sau thì tắc hoàn toàn 100%, phải thay ống nước mới. Cũng như vậy, mạch máu nuôi trái tim động mạch vành, chỗ rộng nhất 5 mm, nhỏ dần bốn đến một mm. Bạn đã 49 tuổi thì quá trình hẹp đâu đó đã xuất hiện, khi hẹp mạch máu nhiều thì không tưới máu nổi, cơ tim sẽ bị chết thì lúc đó triệu chứng đau ngực sẽ✨ xảy ra.

Trong trường hợp này bạn nên đến khám tại bệnh viện vì thứ nhất các bác sĩ sẽ thực hiện chụp CT mạch vành hoặc chụp mạch vành có cản quang thì sẽ cho được kết quả hình ảnh học mạch vành hẹp ở nơi nào, bao nhiêu phần trăm; thứ hai các bác sĩ sẽ cho làm các nghiệm pháp đánh giá chức năng, ví dụ như si💙êu âm có truyền thuốc, làm ECG gắng sức hoặc làm phân sức dự trữ lưu lượng mạch vành. Cả ba biện pháp này nếu dương tính thì bác sĩ sẽ chỉ định nong và đặt stent.

Thứ ba là bệnh mạch vành có di truyền hay không, xin thưa là có nhưng n𒈔ó chỉ chiếm 50% di truyền còn 50% còn lại do chính bản thân người đó, do lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo nhiều nặng lượng, cao huyết áp, hút thuốc lá, quá stress... tất cả các yếu tố đó làm cho quá trình hẹp mạch vành diễn tiến nhanh🌃 hơn so với những người không có những yếu tố đó. Do đó trong lời khuyên của các bác sĩ ngoài chuyện uống thuốc, cần điều chỉnh chế độ ăn, chế độ tập luyện để nhằm mục đích làm giảm đi quá trình xơ vữa phía trong mạch máu của mình.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặ🐼t câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

tim đập chậm
 
 

Tôi vẫn còn trẻ so với tuổi bình quân của Việt Nam bây g🧔iờ, nhưng tôi đã bị tai biến cách đây 20 năm (năm 2001). Ngoài ra, hai năm trước tôi lại bị nhồi máu cơ tim, phải đặt hai stent, nhịp tim cao thấp bất thường 55-160. Xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của tôi. Cảm ơn bác sĩ.

Minh Tài Bùi, 54 tuổi, Tiên Lữ, Hưng Yên

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Trong câu hỏi của bạn có hai vấn đề, theo quy luật bình thường thì từ sau năm 30 tuổi, con người đã bắt đầu xuống dốc, tốc độ sẽ ngày càng nhanh khi tuổi càng lớn. Càng già sẽ càng có nhiều bệnh, nhiều biến chứng, tạo thành "dòng xoắn bệnh lý". Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim do hai phần gồm 50% do di truyền và 50% do chính lốಌi sống của người bệnh. Những người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, cao huyết áp, tiểu đường, không vận động có nguy cơ cao gây ra những biến cố rất bất lợi đó là tai biến mạch máu não, tắc nghẽn mạch ở tim...

Do đó, chúng tôi khuyên bạn cần cải thiện phần của bản thân, cần có tinh thần tích cực, nghiêm túc. Th💎ường xuyên tập luyện thể dục thể thao, điều chỉnh chế 🌄độ ăn làm sao để cơ thể giảm được cân nặng, giảm chất béo, tăng thành phần rau, quả... đặc biệt chế độ thuốc men phải tuân thủ theo bác sĩ, để giúp giảm biến chứng hay quá trình lão hóa chậm lại. Để có được điều đó, rất cần bác sĩ giỏi, chăm sóc toàn diện và bản thân người bệnh cũng phải tuân thủ theo bác sĩ. Tôi rất sẵn sàng giúp cho bạn tất cả điều đó.

Riêng phần nhịp tim cao thấp bất thường rất nguy hiểm, tăng từ 50 đến 160. Có thể do tình trạng suy tim nặng lên, suy nút xoang, hội chứng nhịp nhanh🐠-nhịp chậm, thuốc uống gây tăng giảm nhịp... Bạn nên đến bệnh viện khám, các bác sĩ sẽ thực hiện đo điện tim lúc nghỉ, đo điện tim 24 giờ, thăm dò chức năng nút xong, thử NT-ProBNP... Từ đó, có chế độ điều trị hoặc dùng thuốc thích hợp. Trong một số trường hợp, có thể phải kết hợp vừa đặt máy tạo nhịp để nhịp tim không bị tụt thấp quá và đồng thời chống nhịp nhanh để nhịp tim trở về khoảng bình thường từ 60-80.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu♚ có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhồi máu cơ tim
 
 

Tôi có điều trị mạch vành từ tháng 12/2016 đến nay và tình trạng hẹp đã được cải thiện mà không phải đặt stent.
Vấn đề tôi quan tâm là bị nhịp tim nhanh, lúc trước khi bị lên cơn nhịp tim nhanh thì nghỉ ngơi vài phút sẽ hết. Nhưng hai đợt gần đây (cách nhau ba tháng), thì thời gian kéo dài hai ...

Tan Truong, 50 tuổi, quận 1, TP HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Trong vấn đề nhịp tim nhanh, tình trạng lên từng cơn nhịp tim nhanh có thể d�📖�o các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, do thuốc điều♐ trị tác động, bạn cần điều chỉnh lại toa thuốc;

- Thứ♔ hai, do tình trạng suy tim nặng thêm, rối loạn dẫn truyền bất thường trong tim, u tuyến thượng thận;

-🃏 Thứ ba do chế độ làm việc gây căng thẳng, stress...

Trong trường hợp này, tôi khuyên bạn nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được khám, đo điện tim lúc nghỉ, đo điện tim 24 giờ, thăm dò chức năng nút xoang, thử NT-ProBNP, thử hormon tuyến thượng thận, đặc biệt là đo điện sinh lý ở trong tim để 🐠phát hiện xem có đường dẫn truyền phụ hay không từ đó các bác sĩ sẽ lên kế hoạch để điều trị.

Nếu điều trị bằng thuốc không gඣiảm thì bác sĩ có thể dùng biện pháp cắt đốt điện sinh lý, dùng sóng tần số cao để đốt các đường dẫn truyền phụ ở phía trong nhằm để triệt tiêu triệt để nguyên nhân gây cơn nhịp nhanh. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn điều trị tận gốc rễ của cơn nhịp nhanh. Ở đây, bạn chỉ mới cung cấp thông tin cơn nhịp nhanh, do đó chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể được. Tốt nhất, bạn nên đến trực tiếp gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, làm các xét nghiệm thăm dò để được chỉ định phù hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nꦯào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhịp tim nhanh
 
 

Tôi bị hẹp mạch vành tại một ngã ba của mạch, đặt ba stent tại bệnh viện vào tháng 6/2020. Hiện tôi còn đang 🦩tái khám hàng tháng.

Trong bệnh án thì mạch vành có chỗ cũng đã hẹp tới 50% nhưng không được chỉ định đặt stent vào ngay lúc đó. Sau khi đặt stent và cho tới bây giờ, thỉnh thoảng, tôi ...

Đỗ Hữu Tám, 65 tuổi, phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn

Hiện tượng đau thắt ngực theo như bạn mô tả ngày càng nặng hơn đó là tình trạng của thiếu máu cơ tim. Có ba khả năng dẫn đến tì𝔍nh trạng đó là thứ nhất, do stent cũ bị tái hẹp; thứ hai, do các mạch máu hẹp 50% cũng có khả năng gây thiếu máu cục bộ kịch phát và gây đau ngực; thứ ba, do tình trạng diễn tiến của quá trình xơ vữa động mạch, đó là quá trình mãn tính, lâu dài và liên tục, làm cho mạch vành bị hẹp những nơi khác.

Trong tường hợp này tôi nghĩ bạn nên đến bệnh viện và có chỉ định chụp mạch vành có cản quang. Trong khi chụp, có thể các bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR, iwFR), chính nghiệm pháp này sẽ giúp phân định tổn thương hẹp 50% có gây thiếu máu cơ tim hay không từ đó các bác sĩ sẽ cho chỉ định đặt stent ở những mạch máu gây ๊thiếu máu cơ tim. Còn trong điều trị tổng quát chung, ngoài chuyện uống thuốc bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và chế độ làm việc... tất cả những quá trình sẽ được khống chế, bạn sẽ giảm được cơn đau. Trong trường hợp triệu chứng cơn đau diễn tiến quá nhanh bạn nên chụp lại mạch vành có cản quang, điều đó thực hiện rất dễ trong khi theo dõi thế này.

Cảm ơn bạn đ𒊎ã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ th🍷ắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

mạch vành
 
 

Tôi mới đi khám bệnh về do tức ngực, sau khi chụp CT, bác sĩ xác định LAD xơ vữa gây hẹp𓆏 60 - 70% đoạn đầu giữa. Xin được hỏi bác sĩ tôi đã phải đặt Stent chưa? Hiện nay tôi thấy ngực hơi nặng và mệt. Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn thị Hạnh, 63 tuổi, Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bác,

Kết quả trên CT hẹp mạch máu LAD 60-70% đó chỉ kết quả về mặt hình ảnh học. Để trả lời câu hỏi có cần đặt stent hay chưa, các bác sĩ cần thực hiện thêm các nghiệm pháp đánh giá chức năng, từ đó trả lời được cho câu hỏi các mạch máu hẹp này đã gây thiếu máu cục bộ hay chưa. Các biện pháp đánh giá chức năn൲g có thể gồm có thứ nhất, siêu âm có truyền thuốc; thứ hai, điện tâm đồ gắng sức (ECG); thứ ba, đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR, iwFR)... cả ba biện pháp này khi nào dương tính thì lúc đó mới kết luận là hẹp 60-70% gây thiếu máu cục bộ cơ tim mới chỉ định nong và đặt stent.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và 🐈ꦉđặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

xơ vữa gây hẹp
 
 

Tôi bị thiếu máu cơ tim và thiểu năng vành. Tôi uống thuốc theo toa bác sĩ kê được một th💟ời gian và tôi hết đau tức ngực. Vậy tôi có phải uống thuốc suốt đời không? Cảm ơn bác sĩ.

Ho Kim Chi, 49 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Trong toa thuốc điều trị bệnh lý mạch vành thì được chi𝔍a làm hai nhóm th♕uốc:

Thứ nhất, nhóm thuốc để điều trị các bệnh nền như cao huyết ⛎áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... những thuốc này thì bạn không nên ngꦺưng bởi vì quá trình về lâu dài sẽ gây ra hiện tượng nghẽn mạch vành nhiều hơn và sớm đặt stent hơn.

Thứ hai, nhóm thuốc trị triệu chứng, nó giúp mạch vành giãn ra, cơ tim được tưới máu nhiều hơn giúp giảmꦿ cơn đau thắt ngực. Do đó, trong trường hợp bạn đã hết cơn đau thắt ngực thì bạn có thể giảm hoặc ngưng thuốc giãn mạch vành. Tuy nhiên, về lâu dài, quá trình giãn diễn tiến khi nào có triệu chứng đau ngực tái phát các bác sĩ lại kê đơn những nhóm thuốc giúp giãn mạch vành và giảm đau ngực.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gi🅘a đình khỏe mạnh. Nếu có th👍êm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm An𒁃h, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoà🐎ng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM ꦅ𒐪0287 102 6789 để được hỗ trợ.

thiếu máu cơ tim
 
 

Con em lúc mới sinh ba ngày, bác sĩ bệnh viện chẩn đoán bé bị lỗ bầu dục đường kính 5 mm, shunt trái - phải ống động mạch chủ đường kính 2.5 mm, bé còn bị hở van ba lá 2/4, tim phải còn ưu thế. Bác sĩ khuyên gia đình tái khám sau hai tháng ở bệnh viện.
Sau hai tháng, gia đình ...

Vũ Như Phúc, 1 tuổi, Vũng Tàu

BS Nguyễn Phạm Thùy Linh

Chào anh,

Có lẽ gia đình anh đang băn khoăn với chẩn đoán của bé đó là lỗ bầu dục hay thông liên nhĩ, ống động mạch cũ🐎ng như hở van ba lá như vậy có ảnh hưởng đến cháu như thế nào, tôi xin có vài ý kiến trong chuyên môn như sau:

Thô♔ng liên nhĩ hay lỗ bầu dục nhìn chung là lỗ thủng ở trong vách liên nhĩ, nếu có nắp thì gọi là lỗ bầu dục còn nếu không thì sẽ là ꦍlỗ thông liên nhĩ. Với kích thước lỗ thông và ống động mạch thì tôi nghĩ rằng các bác sĩ đã có lý do chính đáng về việc hẹn con em trong việc tái khám, đầu tiên là hai tháng, sau đó là ba tháng. Thông thường với những cấu trục tổn thương và kích thước nhỏ như vậy thì trong năm đầu đời chúng tôi sẽ cho theo dõi một đến ba tháng.

Anh có băn khoăn gần đây cháu có thở gấp liệu có cần cho cháu tái khám sớm hơn, bệnh lý tim mạch có ảnh hưởng tới chuyện thở gấp hay ꦓkhông. Tôi nghĩ rằng với băn khoăn của gia đình th🐲ì rất nên cho cháu tái khám lại, vì có thể thở gấp là vấn đề khác mới phát sinh như đường hô hấp hoặc diễn tiến của bé có thay đổi, vì vậy việc tái khám khi cháu có các triệu chứng mới là rất cần thiết.

Thông thường nếu lỗ bầu dục hay thông liên nhĩ nhỏ thì chúng tôi sẽ không can thiệp, còn ống động mạch thì tùy theo từng triệu chứng, âm thổi và c🐟ó những biểu hiện lâm sàng khác hay không. Nếu như trong trường hợp cần phải đóng thì chúng tôi sẽ theo dõi sát sao cho đến khi bé được bốn đến năm tuổi, nếu như có chỉ định, chúng tôi sẽ đóng trong khoảng thời gian đꦛó. Còn đối với những cháu nặng, có lỗ thông lớn thì chúng ta mới cần can thiệp gấp, can thiệp cấp cứu hoặc can thiệp trong thời kỳ sớm.

Với những câu trả lời này hy vọng anh có thể♈ đưa cháu đến thăm khám sớm về tình trạng thở gấp của cháu tại cơ sở anh đã thăm khám hoặc đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi sẽ thăm khám, chẩn đoán cũng như hướng dẫn theo dõi chính xác hơn cho cháu.

Cảm ơn anh đ💯ã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

thông liên nhĩ
 
 

Tôi có người thân, 65 tuổi, tim bẩm sinh thô💧ng liên nhĩ, đường kính 16 mm thì có cần mổ hoặc đặt dụng cụ can thiệp gì không? Tình trạng nguy hiểm ở mức độ nào? Ở TP HCM, nên thăm khám ở đâu để được tư vấn khám chữa tốt nhất? Xin cảm ơn bác sĩ.

Đức, 41 tuổi, TP HCM

BS Nguyễn Phạm Thùy Linh

Chào anh,

Người nhà của anh đến 65 tuổi mới phát hiện bị thông liên nhĩ, có thể trong suốt quá trình sống không có triệu chứng đáng kể để nhận diện ra được. Thông liên nhĩ thì bình thường bệnh diễn tiến rất âm thầm, trừ khi lỗ thông quá lớn còn như l🐷ỗ thông hiện tại kích thước 16 mm thì thường bệnh nhân tới tuổi sinh nở hoặc mắc các bệnh lý khác thì mới tình cờ phát hiện ra lỗ thông lên nhĩ này. Triệu chứng lỗ thông liên nhĩ tiến triển khá chậm, kích thước 16 mm thì mổ hay đóng dụng cụ sẽ tùy thuộc vào vị trí của lỗ thông. Nếu lỗ thông nằm ở vị trí phù hợp, tức có khoảng cách rìa để đóng dụng cụ được thì vẫn nên ưu tiên đóng dụng cụ là cách tốt nhất, còn nếu đóng dụng cụ không được thì sẽ có phương pháp thứ hai là mổ, chúng ta sẽ xử lý vá lỗ thông đó lại.

Anh có hỏi hiện nay cơ sở nào tốt để thăm khám bệnh này thì xin được trả lời anh là hiện nay có rất nhiều cơ sở chuyên khoa tim mạch đều có thể đóng dụng cụ hoặc phẫu thuật. Đặ🍒c biệt hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ở TP HCM chúng tôi cũng đang triển khai ekip thông tim cũ🐻ng như phẫu thuật với các bác sĩ rất uy tín và lâu năm, ví dụ bác sĩ Trưởng khoa Tim mạch Bẩm sinh Vũ Năng Phúc đóng dụng cụ cho rất nhiề🤪u ca và thành công rất tốt. Nếu như trong trường hợp phải mổ thì cũng có các bác sĩ phẫu thuật tốt như bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên hay bác sĩ Dũng ở đây cũng rất tuyệt vời trong phẫu thuật. Tôi khuyên là nếu được, anh nên đưa người thân đến bệnh viện thăm khám sớm, đo đạc kích thước kỹ lưỡng, chuẩn bị trước mổ và có quyết định đóng dụng cụ, nội soi hay phẫu thuật tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh v🌄à🍎 gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

tim bẩm sinh thông liên nhĩ
 
 

Bác sĩ tư vấn giúp em về bệnh rối loạn nhịp tim được không? Em bị ngoại tâm thu thất hơn hai năm, hầu như ngày nào cũng bỏ nhịp và hụt hẫng ở ngực. Em có Holter trong 24 giờ thì bắt được khoảng 300 nhịp, siêu âm thì chi bình thường, thi thoảng nhịp hơi nhanh nhất là tầm trưa và khi ...

Bùi Chung Tình, 36 tuổi, B8A Kim Liên

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Ngoại tâm thu thất được định nghĩa là một tình trạng rối loạn nhịp ti𝓰m làm cho tim đập không đều. Đây là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, có rất nhiều bệnh lý có thể dẫn tới ngoại tâm thu thất, trong đó có bệnh lý tim mạch, về van tim, bản thân đường dẫn truyền trong tim, bên cạnh đó cũng có các trường hợp không có bệ🗹nh lý tim dẫn tới tình trạng ngoại tâm thu thất. Hoàn cảnh xuất hiện ngoại tâm thu thất thường gặp do chúng ta bị stress, căng thẳng trong công việc, ăn uống kém, có một số người gặp vấn đề về dùng thuốc đặc biệt liên quan tới hormon tuyến giáp.

Với trường hợp của bạn năm nay 36 tuổi và đã được chẩn đoán ngoại tâm thu thất hai năm, bạn đã được đeo Holter. Holter là một kỹ thuật chẩn đoán chính xác tình trạng ngoại tâm thu thất thuộc nhóm gì và mức độ ra sao. Bạn chỉ có khoảng 200 ngoại tâm thu thất trong một ngày thì mức độ ngoại tâm thu thất của bạn cũng không nhiều, tôi không rõ bạn đã được điều trị ngoại tâm thu thất chưa, bằng thuốc hay bằng phương pháp nào, cho đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại tâm thu thất. Cơ bản nhất là cần phát hiện được các yếu tố nguy cơ, có hoàn cảnh gì dẫn đến ngoại tâm thu thất hay không, ví dụ có stress, căng thẳng hay không, chế độ ăn uống của mình có thể chứa caffein hoặc sử dụng rượu, ౠthuốc lá. Bên cạnh đó cần tầm soát xem mình có mắc các bệnh lý khác như tim mạch, tuyến giáp...

Sau khi đã loại bỏ được yếu tố nguy cơ thì cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, cần tránh các chất kí🐬ch thích cà phê, thuốc lá, trà và có chế độ tập luyện phù hợp như tập yoga, chạy bộ, hạn chế thức khuya, hạn chế công việc khiến mình mất ngủ. Sau khi mình đã có chế độ sinh hoạt khoa học nhưng vẫn bị ngoại tâm thu thất thì việc dùng thuốc rất quan trọng, tuy 💯nhiên việc chỉ định dùng thuốc như thế nào cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có hướng dẫn cụ thể. Bởi vì thuốc điều trị ngoại tâm thu thất ngoài tác dụng chính điều trị rối loạn nhịp thì nó cũng là con dao hai lưỡi vì có thể gây ra rối loạn nhịp khác cho bạn.

Trong một số tình huống ngoại tâm thu thất dày, không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cho tới nay về mặt kỹ thuật người ta cũng có một số phương pháp điều trị can thiệp kỹ thuật cao như dùng sóng cao tần để đốt ổ phát ra ngoại tâm thu thất. Tuy nhiên, để bạn có được một chẩn đoán chính xác nhất là ngoại tâm thu thất đã cần điều trị hay chưa thì bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch chuyện sâu để có những tư vấn cụ thể về chế độ sinh hoạt cụ thể và cách dùng thuốc thế nào để hạn chế ngoại tâm thu thất giúp cải thiện cuộc sống của mình💖.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chươ🥂ng trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

rối loạn nhịp tim
 
 

Tôi bị đau ngực kéo dài lâu ngày, vừa rồi có đi khám các xét nghiệm thông thường đều không có gì nghiêm trọng, nhưng kết quả CT Scan mạch vành thì cả ba động mạch chủ đều hẹp trên 50%. Bác sĩ cho tôi hỏi tình trạng như vậy thì phải làm sao? Tôi có uống thuốc nhưng tình trạng cũng không thấy bớt. ...

Nguyễn Văn Phú, 58 tuổi, Long Thành, Đồng Nai

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Ở tuổi bạn còn trẻ mà đã bị hẹp mạch vành 50% và có đau ngực kéo dài thì theo tôi thứ nhất, nên làm các test chức năng không xâm lấn như điện tâm đồ gắng sức hoặc siêu âm có truyền thuốc. Nếu hai nghiệm pháp này cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ chụp mạch vành có cản quang, là động tác xâm lấn và trong lúc này bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp thứ ba là đo phâ📖n suất dự trữ lưu lượng mạch vành từng nhánh một, lúc đó nếu nghiệm pháp dương tính ở nhánh nào thì bác sĩ sẽ có chỉ định nong và đặt stent ở nhánh đó, còn các nhánh âm tính sẽ tiếp tục điều trị nội khoa.

Về kế hoạch lâu dài, bệnh lý m🔴ạch vành là quá trính xuống dốc, lão hóa, vì vậy để khống chế quá trình này thì ngoài chuyện thuốc men thì cần thay đổi lối sống của mình từ chế độ ăn, chế độ tập luyện làm sao cho phù hợp sức khỏe của mình.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu c✨ó thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

hẹp động mạch chủ
 
 

Tôi bị hẹp van hai lá mổ lần một năm 1997, mổ lần hai năm 2005, hiện nay tôi hay bị nghẹt, khó thở, đã đi khám và được chỉ định dùng thuốc nhưng phải theo thuốc hàng tháng. Việc sử dụng thuốc ngày càng ít hiệu quả, tôi xin tư vấn về thay van tim, sau khi thay sẽ như thế nào? Xin được ...

Đỗ Thị Tý, 69 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Hẹp van tim là tình trạng lá van ở tim bị dày lên và cản trở cho dòng máu ra khỏi buồng tim. Ví dụ như ở trường hợp hẹp van hai lá của bác, van hai lá của bác bị dày lên, vôi hóa làm cản trở tống máu từ buồng nhĩ sang buồng thất, từ đó làm hạn chế dòng máu đi toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân gây ra tôi nghĩ khả năng nhiều là🀅 do tiền sử thấp tim từ trước, tuy nhiên việc điều trị đến bây giờ bác đã nong van hai lần, đã điều trị can thiệp nhưng chỉ tạm thời và giải pháp cuối cùng là ph𝔉ải thay van.

Việc thay va🐻n tim phải có những chỉ định tùy thuộc vào mức độ tổn thương van của bác, tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của hẹp van đến cấu trúc, chức năng tim và các triệu chứng lâm sàng mà bác có. Thay van tim không phải là sẽ khỏi bệnh🔴 hoàn toàn mà chỉ chuyển trạng thái từ bệnh bất ổn, dễ bị nặng lên sang trạng thái bệnh ổn hơn. Việc tiếp tục tuân thủ chế độ dùng thuốc cũng như theo dõi định kỳ của bác sĩ chuyên khoa tim mạch sau khi bác thay van cũng rất quan trọng.

Hiện giờ thay van có hai loại gồm van sinh học và van cơ học. Bác ở độ tuổi 69 thì thông thường sẽ được tư vấn thay van sinh học. Thứ nhất, nhằm cho van hoạt động sinh lý tốt hơn, thứ hai tuổi thọ của van cũng được từ 5-10 năm hoặc có những trường hợp lên đến 15𓂃 năm tùy theo mức độ tuân thủ điều trị của bác. Sau𝓰 khi thay van sẽ được hướng dẫn chế độ dùng thuốc, trong đấy có những thuốc bảo vệ van như thuốc chống đông hoặc thuốc điều trị suy tim nếu có. Cần lưu ý chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bác sử dụng thuốc chống đông thì cần hạn chế các thức phẩm có chứa quá nhiều vitamin K, nếu không thì việc sử dụng thuốc chống đông cũng không có hiệu quả. Khi đó rất dễ hình thành những huyết khối lắng đọng trên van và gây ra kẹt van.

Nếu được thì bác có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đây là cơ sở có chuyên khoa tim mạch, chúng tôi sẽ tiế൲n hành những thăm khám cụ thể để đánh giá trình trạng bệnh lý của bác đang ở giai đoạn nào, đã cần thiết thay van hay chưa, nên thay loại van gì để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bác.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình kh▨ỏe mạnh. Nếu ওcó thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

thay van tim
 
 

Mẹ tôi 69 tuổi, mới thay mổ van hai lá và sửa van ba lá. Cuộc sống sau mổ của mẹ tôi cần thay đổi như thế nào về chế độ ăn, hoạt động thể dục và cường độ công việc? Tuổi thọ sau mổ thay van thường sống thêm bao nhiêu năm? Em xin chân thành cảm ơn và chúc bác sĩ nhiều sức ...

Đỗ Quân, 32 tuổi, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Mẹ bạn mới mổ thay van hai lá và sửa van ba lá nhưng tôi không biết mẹ bạn thay van hai lá cơ học hay là sinh học. Bởi vì hai loại van đấy có chế độ theo dõi tương đối khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc chung, khi một bệnh nhân tim mạch bị bệnh van tim mà tha💦y van thì chúng ta phải tiếp tục tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chế độ về dùng thuốc, sinh hoạt như:

- Thứ nhất, chế độ ăn nên ăn nhạt.
- Thứ hai, nếu bác có sử dụng thuốc chống đông thì phải hạn chế thậm chí là kiêng một số đồ ăn, thức uống có nhiều vitamin K ví dụ như rau cải xoăn, các loại rau xanh hoặc các loại mù tạt... Những điều này cũng sẽ được dặn dò kỹ sau khi mổ thay van. Bên cạnh những thuốc điều trị kháng đông thì bác có thể được sử dụng một số thuốc để điều trị suy tim hay là điều trị tr꧙iệu chứng tùy theo tình trạng của bác. Ngoài chế độ ăn thì việc giữ gìn cơ thể, chống nhiễm khuẩn cũng rất là quan trọng, bởi vì khi bác có van tim nhân tạo trong cơ thể, bác sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chính vì thế, không được tự ý đi xăm, xâu bông tai hoặc có dự phòng kháng sinh sớm. Đây là điều rất quan trọng bởi vì có nhiều trường hợp làm như vậy và bị nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Do đó cần phải tuân thủ theo một quy trình tái khám và theo dõi nghiêm ngặt. Ví dụ trong những trường hợp t🦄hay van ổn định, thông thường sẽ phải tái khám sau 15 ngày phẫu thuật, sau đó một tháng, hai tháng, ba tháng và sau đó khoảng sáu tháng hoặc một năm tùy theo tình trạng loại van của bạn, tình trạng lâm sàng cũng như xét nghiệm của mẹ bạn trước khi ra viện.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mꦉạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

mổ thay van
 
 

Cách đây hai năm, em đã đặt một stent mạch vành, hiện tại em đang uống thuốc huyết áp, thuốc chống cục máu đông, thuốc mỡ máu. Vậy uống trong thời gian dài có ảnh hưởng gì đến s💞au này không? Xin ý kiến của bác sĩ. Em cảm ơn nhiều.

Lê Văn Hùng, 52 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,
Các thuốc bạn đang được điều trị hiện tại là các thuốc cơ bản trong điều trị bệnh mạch vành và cho người đã được đặt stent như trong trường hợp của bạn nên cần phải uống thuốc suốt đời. Bất cứ thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ, do đó trong trường hợp của bạn cần đượไc thăm khám và kiểm tra cận lâm sàng đị🐈nh kỳ để bác sĩ đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu𓆏 có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạ🐈n có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị tăng huyết áp, hẹp mạch vành 30% cách đây hai năm.Tôi uống thuốc đều đặn nhưng khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh thì huyếꦰt áp lại tăng 160/100, khó kiểm soát, mạch nhanh 110-120 lần. Lúc này, tôi cảm thấy mệt mỏi, tâm lý lo âu. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Đỗ Văn Hùng, 46 tuổi, Hưng Yên

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Theo câu hỏi của bạn th💖ì năm 44 tuổi được chẩn đoán là tăng huyết áp và hẹp 30% mạch vành. Với độ tuổi này thì bạn bị tăng huyết áp hơi sớm và bị rối loạn chuyển❀ hóa cũng tương đối sớm.

Tôi chưa rõ hiện bạn có nguy cơ nào khác không? Ví dụ thể trạng của bạn có béo hay bị thừa cân hay không, có hút thuốc lá không, có uống rượu bia quá nhiều hay không, bởi vì đấy là những yếu tố có thể làm cho tình trạng tăng huyết áp và ꦐmạch vành của bạn có thể gia tăng nếu như không được kiểm soát.

Như bạn nói thì khi thay đổi thời tiết thì huyết áp và nhịp tim của bạn tăng. Thậ𒅌t ra, thay đổi thời tiết là một yếu tố có thể dẫn tớ🤡i dao động của huyết áp và nhịp tim, tuy nhiên nếu nó hay kèm theo những rối loạn khác như bạn bị mất ngủ, stress hoặc thậm chí là do rối loạn về chuyển hóa đang tiến triển có thể làm mất kiểm soát về huyết áp và nhịp tim tăng lên. Nếu vậy trong trường hợp của bạn thì theo tôi, bạn nên đến những cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được đánh giá tầm soát tổng thể, xem hiện tại ngoài tăng huyết áp và xơ vữa mạch vành thì còn có yếu tố nguy cơ nào khác không như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, thể trạng có béo, thừa cân để kiểm soát. Khi bạn kiểm soát những yếu tố đó, bên cạnh chỉnh lại thuốc huyết áp cho phù hợp tình trạng của bạn thì tôi tin rằng tăng huyết áp của bạn sẽ được cải thiện ngay cả khi thay đổi thời tiết thay đổi.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương t⭕rình đ♎ể được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tăng huyết áp
 
 

Cháu đi khám bệnh tại viện tim mạch thì được bác sĩ chẩn đoán ban đầu là tim to, giãn cơ tim không rõ nguyên nhân và suy tim. Vậy cháu muốn điều trị bệnh trên thì cần phải làm những gì? Ở đâu điều trị bệnh hiệu quả? 𒐪Rất mong được các bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cảm ơn bá🐼c sĩ.

Lê Huy Hoàng, 31 tuổi, thành phố Thái Nguyên

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Bệnh cơ tim giãn là tình trạng giảm chức năng tâm thu của tim, buồng tim giãn ra, cơ tim co bóp hoạt động kém. Bệnh cơ tim giãn hiện tại trên lâm sàng hầu như khô🅘ng tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên cũng hay gặp ở trường hợp uống nhiꦿều rượu, ở phụ nữ sau sinh hoặc một số người sử dụng hormone nhiễm độc giáp, những thuốc gây ra nhiễm độc.

Cho đến thời điểm hiện tại, điều trị bệnh cơ tim giãn là vô cùng khó khăn, quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống do bác sĩ chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Hiện tại cũng có nhiều thuốc điều trị suy tim do bệnh cơ tim giãn từ những thuốc cổ điển nhất như thuốc lợi tiểu, thuốc tăng sức co bóp của cơ tim. Cho đến nay có một số thuốc thế hệ mới cũng có thể cải thiện chức năng tim về lâu dài cho bạn. Tuy nhiên để có phác đồ điều trị chính xác và phù hợp nhất thì cần đến gặp bá𓂃c sĩ tim mạch để được tư vấn cụ thể.

Người bị bệnh giãn cơ tim thì 🦩chế độ ăn uống, sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Ngoài việc phải ăn nhạt, chế độ ăn lành mạnh để hạn chế những nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, tiểu đường thì cần có chế độ luyện tập thường xuyên. Mặc dù không nên gắng sức quá mức, khi mệt thì nên nghỉ ngơi còn lúc thấy ổn t♍hì có thể đi bộ, tập yoga, tập những phương pháp điều hòa, tập các bài tập vừa sức của mình. Tuy nhiên, bạn muốn xác định là mình có thể gắng sức ở mức độ thể lực nào, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ có thể tư vấn cho bạn bằng một số nghiệm pháp gắng sức để xác định được ngưỡng giới hạn gắng sức phù hợp với bạn và tốt cho bệnh lý của mình.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi 🐠câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

cơ tim
 
 

Tôi bị huyết áp ca𝄹o, đang uống thuốc huyết áp vào 6h sáng, ngày một viên và nhịp tim nhanh. Có lúc tôi đo huyết áp vào buổi chiều là 160/80 mmHg và lúc 11h-14h đo thì 130/70 mmHg. Bác sĩ cho tôi hỏi điều trị vậy có ổn không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trần Thị Kim Yến, 62 tuổi, Melb úc

BS.CKII Võ Ngọc Cẩm

Chào bác,
Hiện tại bác đang điều trị với thuốc, uống vào buổi sáng, huyết áp buổi chiều đo được 160/80 mmHg là còn cao. Bác nên theo dõi huyết áp ở nhà trong vòng một đến hai tuần, đo ngày hai lần sáng và chiều ghi vào sổ tay. Cách đo huyết áp đúng là dùng máy đo tự động băng quấn cánh tay, đo khi ngồi hoặc nằm, nghỉ ngơi thư giãn 15 phút trước khi đo. Nếu huyết áp bác đo thường xuyên > 140/90 mmHg, bác nên tái khám lại sớm để bác sĩ điều chỉnh thuốc.

Trường hợp bác không có máy đo tại nhà, bác đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được gắn máy🐽 theo dõi huyết áp 24 giờ, đánh giá xem huyết áp của mình đang điều trị thật sự ổn định chưa, dựa vào đó bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp cho bác. Chúc bác sức khỏe.

Cảm🔯 ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác cཧó thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, H💞à Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bác có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ ⛎trợ༺.

Tôi ăn xong thường khó tiêu hay đau nhói mỏ ác chạy dần lên nách, có cảm giác nhói đau vùng ngực trái,ꦰ xin hỏi triệu chứng như thế có bị ảnh hưởng gì không?

Đoan Đinh Huy, 63 tuổi, quận 12, TP HCM

BS.CKI Hồ Thị Tuyết Mai

Chào bác,

Bác ăn xong thường khó tiêu hay đau nhói mỏ ác chạy dần lên nách, có cảm giác nhói đau vùng ngực trái thì có thể bác có vấn đề ở dạ dày, tuy nhiên không loại trừ được nguyên nhân khác. Vì ở ngực có nhiều cơ quan như tim, phổi, dạ dày thực quản, thần kinh, mạch máu và cơ... Do đó, ꦇbác nên đến bệnh viện đa khoa, đặc biệt có khoa tim mạch để được tầm soát đầy đủ, không chỉ ở dạ dày thực quản mà còn ở các cơ quan khác.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚ trợ, tư vấn. Trân t🥀rọng.

Cách đây 10 năm, em phát hiện mình bị lock nhánh phải không hoàn toàn, sinh hoạt vẫn bình thường. Hiện em có bé năm tuổi, khoảng sáu tháng này em bị đau ngực trái, càng ngày càng đau nhiều, có khi hít sâu cũng bị đau, em có đi siêu âm tim và đo điện tim, bác sĩ bảo không sao. Giờ em cần ...

Nguyễn Lệ Tuyên, 35 tuổi, phường 7, TP Cà Mau

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào chị,

Block nhánh phải không hoàn toàn có thể gặp ở người khỏe mạnh bình thường, bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ, người có bệnh phổi mạn tính... Chị nên chụp thêm phim X-quang ngực để tìm nguyên nhân đau ngực và làm xét nghiệm máu tổng qu⛎át để đánh giá nguy cơ tim mạch. Chị có thể đến khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch ở tỉnh hoặc thành phố.

Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc chị và gia đình k𒁃hỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắꩲc nào, chị có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi năm nay 38 tuổi, gần đây bị chóng mặt, tăng huyết áp và nhịp tim (lần đầu tiên cách đây khoảng hai tuần). Tôi chưa có tiền sử tăng huyết áp. Sau khi đi khám và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ kết luận tôi bị tăng huyết áp do stress và suy nhược cơ thể. Bác sĩ cho tôi uống thuốc huyết ...

Phạm Đình Huy, 38 tuổi, Cà Mau

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào anh,

Anh mới 38 tuổi bị tăng huyết áp, được coi là tăng huyết áp người trẻ tuổi, cần khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân tăng huyết áp như bệnh lý cầu thận, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, cường giáp, u tuyến thượng thận. Nếu tìm được nguyên nhân, bác sĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn ಌbệnh tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp ổn địn❀h giúp người bệnh phòng ngừa được biến chứng lâu dài của tăng huyết áp như suy tim, suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Để giảm lượng thuốc uống mỗi ngày, anh nên điều chỉnh💫 lối sống tốt cho tim mạch và huyết áp như ăn bớt mặn, giảm mỡ béo, thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, tập thể dục mỗi ngày 30-60 phút, năm đến bảy ngày/tuần, giảm rượu, bia và bỏ thuốc lá (nếu có), giảm cân nếu dư cân hay béo phì và thư giãn,꧙ giảm stress trong công việc và đời sống hằng ngày.

Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc an🔥h và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Mình năm nay 44 tuổi, đo huyết áp thường ở mức 135/85꧙. Ngày nào tập thể dục thì 120/75, ngày nào uống cà phê hoặc di chuyển bằng máy bay, về lạnh thì huyết áp 140/100. Mình không bị tiểu đường. Mình có chỉ số Trygliceride là 2.7. Mình muốn hỏi như vậy có cần phải uống thuốc huyết áp duy trì không?

Phan Xuân Nhật Linh, 44 tuổi, Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình

BS.CKI Hồ Thị Tuyết Mai

Chào bạn,

Bạn năm nay 44 tuổi, đo huyết áp thường ở mức 135/85. Ngày nào tập thể dục thì 120/75, ngày nào uống cà phê hoặc di chuyển bằng máy bay, về lạnh thì huyết áp 140/100. Bạn không bị tiểu đường. Bạn có chỉ số Trygliceride là 2.7( hơi cao). Huyết áp của bạn hiện không ổn định, lúc cao lúc thấp. Vấn đề này có thể là bị♔ tăng huyết áp nhưng cũng có thể là khôngꦫ. Vì người bình thường khi đo huyết áp tại nhà có thể thấy cao vì nhiều lý do như cảm xúc lo lắng hồi hộp, tư thế và phương pháp đo chưa đúng... Vì vậy, để việc đo huyết áp chính xác hơn chúng tôi có phương tiện "Máy đo huyết áp 24h" là một trong những tiêu chí để chẩn đoán mình có bị tăng huyết áp hay không và hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có phương tiện này

Bên cạnh đó để kiểm soát tốt uyết áp thì bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh,𝄹 trái cây, các loại thịt trắng, hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ, nộ♔i tạng động vật, ăn nhạt giảm muối, tránh làm việc nặng gắng sức, tăng cường vận động cơ thể bằng các môn thể thao vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân 🅺trọng.