Travel blogger và traveler hiện là các từ khóa được quan tâm, chỉ những người làm công việc mang tính dịch chuyển, sau đó họ sử dụng hình ảnh, bài viết hoặc video để chia sẻ trên trang cá nhân, mạng xã hội, blog của mình cho độc giả cùng xem, v෴à họ có thu nhập từ chính công việc ấy.
Những người tò mò và quan tâm thường đặt cho tôi các câu hỏi: Travel blogger, bạn là ai vậy? Nguồn thu nhập của bạn đến từ đâu? Làm sao để đi được đến nhiều nơi mà không tốn quá nhiều chi phí? Tôi xin trả lời đơn giản: Để trở thành một kẻ du hành, tôi đã thu dọn cuộc sống cũ, gói ghém thật kỹ, cất tất cả vào một góc khuất, rồi bước vào vùng trời mới thật nhẹ nhàng, không vướng bận. Và trước hết, tôi phải tự mình tꦕrả lời được các câu hỏi của chính tôi.
Tôi thích làm gì nhất? Tôi làm gì giỏi nhất?
Đây là câu hỏi rất cốt lõi mà ta cần trả lời khi muốn trở thành người du hành chuyên nghiệp. Công việc chụp ảnh, viết bài cho các tạp chí du lịch, viết bình luận ẩm thực, đánh giá nhà hàng khách sạn, hay khám phá những cung đường mới, món ăn mới, quay video tư liệu để bán trên mạng… đều là các lý do tuyệt vời giúp ta có những chuyến đi. Ta tự hỏi bản thân thích làm gì nhất trong những công việc trên, đánh dấu từ thấp đến cao. Sau đó, dựa trên những công việc mình thích này, ta chọn ra việc nào mình có thể làm tốt nhất. Giao điểm giữa hai tập h💫ợp này chính là câu trả lời dành cho mỗi người. Với riêng tôi, chụp ảnh chính là câu trả lời cuối cùng.
Tôi có khỏe không?
Có sức khỏe là có tất cả. Trong nghề nghiệp cần di chuyển nhiề🌟u và liên tục như travel blogger thì sức khỏe đón𒁃g vai trò cực kỳ quan trọng. Tôi bắt đầu tập yoga đều đặn từ 5 năm trước. Thể chất thay đổi kéo theo những biến chuyển về nghĩ suy. Yoga giúp tôi dẻo dai, bền bỉ và đặc biệt giúp tinh thần tôi thư thái.
Mỗi tạng người thích hợp với một môn thể thao nào đó. Hãy chọn cho mình một môn yêu thích. Sau đó là khoảng thời gian ꩲchiến đấu với bệnh lười, qua được tháng đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu hình thành thói quen vận động. Tiജnh thần thể thao vô cùng có ích cho ta trên mọi hành trình. Với một người chụp ảnh, tôi không cho phép mình yếu ớt, vì không chỉ di chuyển với va li hành lý, tôi còn vác thêm ba lô thiết bị nặng hơn 10 kg bên mình, trong tư thế lúc nào cũng phải sẵn sàng tác nghiệp.
Nền tảng truyền thông thích hợp chưa?
Không chỉ điꦅ, ta còn phải kể lại hành trình của mình v🌱à chia sẻ nó cho nhiều người cùng xem, tạo nên một lượng độc giả, khán giả càng nhiều càng tốt. Để tồn tại được với nghề du hành, mỗi traveler nên có khán giả/độc giả của mình. Được làm việc mình thích là chưa đủ. Cần phải lan tỏa niềm đam mê, tầm ảnh hưởng đến nhiều người khác nữa. Đây là điều kiện để duy trì và phát triển nghề nghiệp. Một traveler cũng như ca sĩ hay diễn viên, bạn hát bạn diễn mà không có người xem, ông bầu sẽ không trả tiền để bạn hát tiếp, và như thế, bạn sẽ không có… kinh phí để tái đầu tư cho nghề. Một traveler không có người theo dõi, chắc chắn sẽ không có thu nhập, trừ khi bạn là tỷ phú, “mình thích thì mình làm thôi” không cần quan tâm đến tiền bạc.
Thời chưa có mạng xã hội, ta phụ thuộc khá nhiều vào báo in và truyền hình. Nhưng ngày nay, mỗi người đều có thể là một tổng biên tập cho tờ báo cá nhân của mình, và người xem có quyền đưa ra ý kiến ngay dưới bài viết hoặc hình ảnh của “tờ báo” đó. Chúng ta có trong tay nhiều công cụ vươn ra đại dương truyền thông. Nếu bạn muốn trở thành vlogger,🧸 nền tảng về video mạnh nhất vẫn là YouTube dành cho số đông. Còn Vimeo thì hẹp hơn, dành cho dân làm phim chuyên nghiệp. Về hình ảnh và thông tin, Facebook vẫn là số một ở Việt Nam và thế giới. Bám sát phía sau, người anh em Instagram hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai gần.
Nếu muốn kiếm tiền bằng cách bán hình ảnh du lịch, bạn có thể nghiên cứu các trang bán ảnh chuyên nghiệp... Hãy đăng ký một tài khoản và bắt đầu tải ảnh để bán trên các trang này. Ban đầu bạn đầu tư cho nguồn ảnh. Sau một năm, thư viện ảnh sẽ mang đến nguồn thu nhập ổn định, ít nhất từ 300 - 400 đô la một tháng. Có người lại thích tham gia các cuộc thi quốc tế để săn giải thưởng. Đây cũng là một cách hay nhưng đòi hỏi nhiều kỹ năng, từ ngoại ngữ đến chuyên môn nhiếp 👍ảnh. Việc đoạt giải thưởng ở các cuộc thi quốc tế là tấm vé thông hành cho bạn đến với các triển lãm ảnh quốc tế, cơ hội cộng🔯 tác với những tổ chức nhiếp ảnh danh giá.
Từ đầu, tôi chọn nền tảng Facebook để chia sẻ những bộ ảnh của mình. Dễ hiểu thôi, hiện tại ở Việt Nam, Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất. Bạn nên có một trang cá 💃nhân kèm một fanpage. Fanpage có chức năng quảng cáo rất hữu ích cho những ai mới bắt đầu, khi mọi người chưa biết bạn là ai và sản phẩm của bạn là gì. Bằng cách trả tiền để quảng cáo hàng ngày, Facebook giúp đưa nội dung, hình ảnh của bạn đến được với nhiều người, đúng đối tượng mà bạn muốn. Bên cạnh đó, tôi cũng phát triển trang Instagram để bắt kịp sự bùng nổ của ứng dụng chia sẻ ảnh.
Đầu năm 2015, tôi được cơ hội du lịch xuyên Việt miễn phí để chụp ảnh và quay video cho một nhãn hàng𓆉 điện tử suốt một tháng trời. Sau đó là những chuyến đi lẻ tẻ khác. Đến cuối năm 2015 tôi nhận thấy cần tạo một bản kế hoạch dài hơi thật chi tiết những địa điểm mình muốn đến, câu chuyện mình sẽ khai thác ở đó kèm theo hình ảnh thật hấp dẫn được thiết kế thành một proposal - hồ sơ xin tài trợ chuyên nghiệp.
Điều quan trꦰọng nhất, tôi nghĩ ra sẵn các hình thức hợp tác và quyền lợi truyền thông dành cho nhà tài trợ thật rõ ràng, với từng nhãn hàng một. Ví dụ, nếu nhà tài trợ là hãng máy ảnh, tôi sẽ dùng má♎y của họ chụp cả chuyến hành trình, ghi thông số ảnh ngay trong nội dung bức ảnh để góp phần quảng bá thương hiệu máy. Nếu là giày dép, phụ kiện du lịch, tôi thiết kế sẵn những lay-out hình ảnh có đính kèm sản phẩm của nhà tài trợ trong hành trình, một cách thật nhẹ nhàng, không phô trương nhưng có điểm nhấn. Đôi khi tôi chỉ chụp sản phẩm, đôi khi tôi chụp ảnh mình đang sử dụng sản phẩm đó và được xuất hiện ở vị trí hợp lý trong hàng loạt ảnh khi chia sẻ lên mạng xã hội. Nếu là một hãng hàng không, tôi đính kèm nội dung đánh giá chất lượng dịch vụ của hãng trong bài viết hành trình của mình.
Tôi cũng thu thập đầy đủ thông số về lượng tương tác của các bài đăng trên trang của mình, đảm bảo về mức độ lan truyền khi họ tài trợ cho chuyến đi. Sau khi chọn ra một danh sách những khách hàng tiềm năng, tôi tìm đến nhiều mối ﷽liên hệ bạn bè thân thiết, tìm ra đầu mối rồi gửi hồ sơ xin tài trợ đến đúng người có quyền quyết định. Tôi tự tin nhưng không kỳ vọng quá cao là sẽ có người đồng cảm với tinh thần khám phá của hành trình. Tôi vẫn thủ thế trước là mình sẽ phải dùng đến khoản tiền tiết kiệm để lên đường, trong trường hợp "xấu" nhất.
Phần một, phần hai, phần ba, phần bốn, phần năm, còn tiếp...
(Trích sách Bụi đường tuổi trẻ, tác giả Tâm Bùi, NXB Kim Đồng)