Cha vừa chỉ hình vừa đọc cho tôi nghe. Khổ sách to bằng tờ A🅠4, mỗi trang chỉ có một hình vẽ, dưới hình vẽ là vài dòng chữ dẫn truyện. Đến bây giờ, khi đầu đã hai thứ tóc, 🐈tôi vẫn còn nhớ tựa của những quyển sách ấy, "Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh", "Ngôi đền giữa biển", "Sơn Tinh, Thủy Tinh", "Âu Cơ và Lạc Long Quân", "Sát Thát", "Cờ lau tập trận", "Mỵ Châu, Trọng Thủy".
Vào lớp một, cha mẹ tôi không còn mua sách cho tôi nữa khi phát hiện tôi có khuynh hướng "mọt sách". Tôi thường xuyên nhịn tiề✅n ăn sáng để mua sách. Ban đầu là những tuyển tập truyện cổ tích của các quốc gia, dày dưới 100 trang. Sau đó, tôi mò đến những truyện cổ tích dày hàng trăm trang khác như "Nghìn lẻ một đêm", "Truyện cổ Andersen".
Vào cấp hai, tôi đọc ào ào, suốt ngày la cà ngoài quán sách. Tứ đại tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc – Tây Du Ký, Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa và Hồng Lâu Mộng - tôi đọc hết không sót cuốn nào. Rồi "Liêu trai chí dị", "Sử ký Tư Mã Thiên", "Phong Thần diễn nghĩa", "Nhạc Phi diễn nghĩa", "Tiết Nhơn Quý chinh đông", "Tiết Đinh San chinh tây", "Thuyết Đường", 15 bộ kiếm hiệp của Kim Dung..., tìm được quyển♈ nào, tôi đọc ngốn hết quyển đó. 🌜Ngoài ra, còn có các sách sử Việt Nam như "Đại Việt sử ký toàn thư", "Hoàng Lê nhất thống chí", "Các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời Cần Vương"... Khi chưa có sách mới để đọc, tôi đọc lại sách cũ.
Lên cấp ba, tôi bắt đầu mở rộng ra đọc các tiểu thuyết của các quốc gia khác ngoài Trung Quốc như "Thép đã tôi thế đấy", "Sông Đông êm đềm", "Chuyện ngày thường ở huyện", "Trường đào tạo bộ trưởng", "Tuổi 17", "Ngọn cờ trên đỉnh tháp", "Taras Bunba", "Trăm năm cô đơn", "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", "Nếu còn có ngày mai", "Nanh Trắng", "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Bố già", "Mật mã Da Vinci", "N🥀hững người thích đùa", "Con cháu chúng ta giỏi thật", "Ba người lính ngự lâm", "Bá tước Monte Cristo", "Đèn không hắt bóng", "Thành trì", "Hiệp sỹ Aivanhoe"...
Lên đến đại học, tôi vẫn còn đọc, chủ yếu là sách truyện của cá🧸c tác giả Việt Nam. Ra trường, đi làm, tôi mới thôi đọc truyện, bắt đầu chuyển sang đọc sách tài liệu để làm việc, bổ sung kiến thức. Số lượng đầu sách mà tôi đọc thời học sinh, sinh viên đủ để mở một cái thư viện cỡ nhỏ (đảm bảo không dưới một nghìn tựa sách). Nhưng đọc nhiều không có nghĩa là giỏi Văn. Muốn giỏi văn phải viết nhiều.
Ngay cả khi cha mẹ đọc sách hàng ngày cũng chưa chắc làm cho con cái yêu thích đọc vì sách của người lớn k🌺hác sách của trẻ cღon. Nhưng ai đó cho rằng "cha mẹ phải đồng hành cùng con cái trong việc đọc sách" là ý kiến rất chính xác qua kinh nghiệm của bản thân tôi.
Vậy đọc sách có lợi gì? Khổng Minh mới ngoài 20 tuổi có thể bày binh bố trận giúp Lưu Bị ở bất cứ nơi nào dù đa phần những nơi đó ông ta chưa từng đi qua, đều là nhờ đọc sách. Sách, truyện giúp ta hiểu thêm về nhiều dạng tâm lý khác nhau, tránh tạo ra những ứng xử gây khó chịu cho người khác; nâng cao khả năng nghe hiểu, đọc hiểu; giúp ta lựa chọn tình huống trong cuộc sống;ꦰ giúp ta suy nghĩ nhanh giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đọc nhiều sách, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được văn phong (phong cách viết) của các tác giả, dịch giả khác nhau. Có người viết rất hay, rất lôi cuốn, cũng có người viết ngắn gọn, súc tích dẫn đến khô khan, khó hiểu. Cho dù là sách tư liệu, tài liệu tham khảo cũng có văn phong. Người có văn phong hấp dẫn, lôi cuốn thường là những tác giả, dịch giả nổi tiếng, tư duy chặt chẽ, kinh nghiệm sống phong phú, học thức uyên bác. Chỉ cần đọc và thích một quyển sách nào đó của họ thôi, bạn sẽ lao vào tìm những quyển sách khác cùng tác giả (hoặc dịch giả) để được thưởng thức thêm♉.
Bạn có thể đọc được những quyển sách dày hàng trăm trang thì việc đọc hiể𒆙u những tin tức báo ꦡchí chỉ là chuyện nhỏ. Thậm chí, ngày nào không đọc báo, bạn còn có cảm giác như thiếu thứ gì đó. Tóm lại, "sách vừa là thầy, vừa là bạn". Không thể tưởng tượng được có người nhìn thấy sách hơi dày một chút là nhức đầu. Tiếp xúc, nghe mấy người này nói chuyện, chỉ dăm ba câu là mất hứng, chẳng còn gì để nói.
Không có kiến thức thì sao có chủ kiến để tranh luận. Chuyện mà mấy người này nói bao giờ cũng bắt đầu bằng "nghe người ta nói ....", chẳng bao giờ đưa ra được ý kiến riêng. Sách nói, sếp nói, báo chí nói thì có gì mà bàn cãi? Anh nói, tôꦕi nói thì mới có cái để🃏 bàn. Người không có chủ kiến thường là người có tâm lý đám đông, bầy đàn, a dua, ảo tưởng bản thân. Những người như vậy, trừ người thân, tôi gặp lần đầu sẽ không muốn gặp lại lần hai.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Lâm