Tìm giá trị thực tế cổ phiếu qua chỉ số BVPS
BVPS cho nhà đầu tư biết ꧂giá tꩲrị thực tế của cổ phiếu một công ty, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp.
BVPS (Book Value per Share) là giá trị sổ sách của một cổ phiếu, thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tà▨i ♔sản sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Nhà đầu tư có thể dựa vào BVPS để tìm ra giá trị cổ phiếu thực tế của một công ty.
Nếu BVPS thấp hơn giá cổ p🍌hiếu trên thị trường, cổ phiếu đó có thể được định giá quá cao vì nó có giá cao hơn tài sản mà nó được hưởng. Ngược lại, khi BVPS vượt quá giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể mua một phần tài sản của công ty một cách hiệu quả với giá thấp hơn giá trị thự♒c của những tài sản đó.
Công thức tính BVPS:
Ví dụ cách tính BVPS của một cổ phiếu:
Tổng vốn chủ sở hữu: 21.415 tỷ đồng
Cổ phiếu ưu đãi: 0
Số cổ phiếu lưu hành: 906 triệu cổ phiếu
BVPS = (21.415 tỷ - 0)/ 906 triệu = 23.637 đồng
Sự khác biệt giữa Giá trị sổ sách và Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu:
Giá trị sổ sách cổ phiếu - BVPS | Giá thị trường cổ phiếu (P) |
- Là giá trị ròng trê𓃲n mỗi cổ phiếu của công ty vào ngày lập Báo cáo tài chính - Được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử - Thường ổn định |
- Là giá hiện tại của một cổ phiếu t🦄rên thị trường chứng khoán. - Dựa trên kỳ vọng tương lai của cổ phiếu - Dao động theo độ nhạy của thị trường |
Ý nghĩa BVPS:
- BVPS biểu thị số tiền mà mỗi cổ đông có quyền nhận. Đây sẽ là khoản tiền mà cá💮c chủ nợ và cổ đôngꩲ công ty có thể nhận được trong trường hợp cong ty bị giải thể, phá sản... Nói tóm lại, đây là số tiền tối thiểu mà các cổ đông sẽ nhận được khi đầu tư vào công ty.
- BVPS là yếu tố quan trọng để cấu thành nên chỉ số P/B được dùng để so sánh giá trị cổ ph💟iếu trên thị trường (P) với giá trị sổ sách (B) của doanh nghiệp:
+ Nếu P/B nhỏ hơn một: Cổ phiếu này được định gi⭕á thấp và thích hợp để mua và nắm giữ nó nếu doanh nghiệp có triển vọng tố🦋t trong tương lai.
Tuy nhiên, hệ số P/B thấp cũng có thể là do doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất k🎃inh doanh và có thể là không hợp lí nếu đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp này.
+ Nếu P/B lớn hơn một: Thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt, điều này chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư thường sẵn sàng chi trả tiền nhiều hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cổ phiếu có thể đang định giá ở mức cao. P/B cao cũng có thể do doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều, đây là điều chưa chắc tốt cho doanh nghiệp nhưng có thể đem lạꦇi nguồnꦗ vốn lớn hơn vào sản xuất kinh doanh.
+ Nếu P/B bằng một: Giá trị cổ phiếu trên thị trường t🎃ương đồng với giá tr🧜ị sổ sách.
Hạn chế của BVPS:
Mặc dù BVPS là một chỉ báo về giá trị nội tại của cổ phiếu của một công ty, nhưng có một số hạn chế nhất định nếu nhà đầu tư dựa quá nhiều vàꦅo con số này.
Độ trễ về thời gian:
BVPS đa phần chỉ được cập nhật khi doanh nghi𒅌ệp công bố Báo cáo tài chính thường kỳ. Do đó, nhà đầu tư chỉ có thể biết được BVPS theo quý hoặc năm. Tới lúc này, nhà đầu tư mới có thể đánh giá được giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Do đó, tính tham khảo của BVPS cũng bị hạn chế.
Không chính xác tuyệt đối:
BVPS là một chỉ số tài chính dựa trên mục kế toán và có thể điều chỉnh tùy trường hợp. Do đó, ch🍬ỉ số này không có sự chính xác tuy💝ệt đối trong mọi điều kiện.
Đánh giá không đầy đủ:
Giá trị sổ sách cũng có thể không xem xét tác động thực tế của việc doanh nghiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó. BVPS không tính đến các tài sản vô hình mà công ty kinh doanh. Nếu có một số tiền nhất định từ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào thị trường bở𓆏i một công ty và phát sinh thua lỗ, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có thể không phản ánh nó có hiệu quả. Một nhược điểm khác là trong những ngành có ít tài sản hữu hình, sai sót có thể len lỏi vào việc định giá cổ phiếu của nó trên giá trị sổ sách. Ví dụ, một công ty công nghệ sở hữu rất ít các tài sản hữu hình và có nhiều tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền... Khi đánh giá BVPS, giá trị sổ sách của công ty sẽ bị thấp hơn do lượng tài sản vô hình này.
Khi quyết định mua vào cổ phiếu của một công ty, điều quan trọng là nhà đầu tư phải biết giá trị thực tế của cổ phiếu một công ty và so sánh nó với giá trị và x♓u hướng thị trường. Chỉ số này vẽ nên một bức tranh chi tiết hơn về vị thế của một công ty trên thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có hình dung rõ hơn về khoản đầu tư và mức độ sinh lợi trong dài hạn.